hinh-tuong-nguoi-nong-dan-qua-ngoi-but-cua-ngo-tat-to-va-nam-cao

Hình tượng người nông dân qua ngòi bút của Ngô Tất Tố và Nam Cao

Hình tượng người nông dân qua ngòi bút của Ngô Tất Tố và Nam Cao

  • Mở bài:

– Ngô Tất Tố và Nam Cao là hai nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Cả hai ông đều quan tâm đến số phận người nông dân.

– Viết về người nông dân, hai nhà văn đều có một điểm chung: Khắc hoạ nỗi đau khổ cùng cực và phát hiện ra phẩm chất ngời sáng của học.

  • Thân bài:

Người nông dân với số phận bần cùng, đau khổ:

– Gia đình chị Dậu phải đối mặt với mùa sưu thuế:

+ Anh Dậu đau ốm vẫn bị đánh đập hành hạ dã man.

+ Chị Dậu phải bán con, bán chó lấy tiền nộp sưu mà còn bị nhà Nghị Quế giàu có tham lam ăn bớt  mất hào bạc lẻ.

+ Cái Tí bé bỏng không được sống cùng cha mẹ mà sớm phải chịu kiếp tôi đòi.

+ Đủ tiền nộp sưu anh Dậu vẫn không được tha vì bọ cường hào bắt đóng thuế cho cả người em trai đã chết.

→ Tình cảnh vô cùng bi thảm, cùng quẫn.

– Lão Hạc của Nam Cao phải đối diện với sự nghèo đói:

+ Ví nghèo mà gia đình lão li tán, vợ chết , con lão bỏ đi xa vì không đủ tiền cưới vợ.

+ Có con chó nuôi làm bạn cũng không thể giữ bên mình được vì nghèo.

+ Phải đi làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày mà cũng không được.

Người nông dân là tầng lớp bần cùng, bị đè nén áp bức, bóc lột tàn bạo, bị chà đạp không thương tiếc, hiện tại cúng quẫn, tương lai mịt mờ, tăm tối.

Người nông dân với phẩm chất lương thiện, tốt đẹp:

– Chị Dậu đảm đang tháo vát, làm trụ cột cho gia đình; yêu chồng, thương con ;mạnh mẽ, cứng cỏi; tâm hồn trong sáng.

– Lão Hạc hiền lành, lương thiện, rất mực thương con, giàu tự trọng, thà chết cũng không làm phiền hàng xóm.

  • Kết bài:

– Nhân vật chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng điển hình của người nông dân Việt Nam đau khổ mà đẹp đẽ.

– Nam Cao và Ngô Tất Tố  đã xây dựng lên họ bằng cả tấm lòng yêu thương trân trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang