Khi nào con người có nhu cầu biểu cảm?
– Khi giao tiếp, con người không chỉ truyền đạt thông tin mà còn biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm. Khi đó, con người sẽ dùng phương thức biểu cảm.
– Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khơi gợi sự đồng cảm của người đọc sao cho người đọc nhận được những cảm xúc của người viết.
– Có 2 cách biểu cảm chính: Biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
+ Biểu cảm trực tiếp: Là phương thức biểu cảm bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín bằng những từ ngữ trực tiếp gợi ra tình cảm ấy (yêu, ghét, tự hào, khâm phục … vv..) hoặc bằng những từ cảm thán: Ôi, Chao ôi…
Ví dụ: Tôi yêu sông xanh, núi tím, tôi yêu đôi mày ai như trang mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải vì thế: Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu. (Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)
+ Biểu cảm gián tiếp: Là phương thức biểu hiện tình cảm, cảm xúc thông qua một phong cảnh, một câu chuyện hay một suy nghĩ nào đó mà không gọi thẳng ra cảm xúc ấy.
Ví dụ: Qua bài thơ Lượm, nhà thơTố Hữu tỏ sự tiếc thương; khâm phục và ngợi ca sự hy sinh của bé Lượm