Tự đánh giá:
Khoảng trời, hố bom
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. “Em” – cô thanh niên xung phong.
B. “Tôi” – người lính trên đường hành quân.
C. Đồng đội của “tôi” – những người lính.
D. Bạn bè của “tôi” – những người “có gương mặt em riêng”.
Trả lời:
– Đáp án: A. “Em” – cô thanh niên xung phong.
Câu 2. Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh “ngọn lửa”, “vì sao ngời chói lung linh”, “làn mây trắng”, “vầng dương” trong bài thơ?
A. Hình ảnh tả thực khung cảnh hố bom nơi người nữ thanh niên hi sinh
B. Hình ảnh tả thực con đường hành quân của nhân vật trữ tình
C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong
D. Hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn của thiên nhiên đất nước
Trả lời:
– Đáp án: C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong
Câu 3. Khổ nào trong bài thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người thanh niên xung phong?
A. Khổ 1.
B. Khổ 2.
C. Khổ 4.
D. Khổ 5.
Trả lời:
– Đáp án: A. Khổ 1.
Câu 4. Phương án nào sau đây không thể hiện nội dung của khổ thứ tư?
A. Sự bất tử hóa vẻ đẹp cao cả của người nữ thanh niên xung phong
B. Cảm hứng ca ngợi, trân trọng sự hi sinh cao cả của người nữ thanh niên xung phong
C. Nỗi đau đớn, bi thương trước sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong
D. Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm ở những người nữ thanh niên xung phong
Trả lời:
– Đáp án: D. Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm ở những người nữ thanh niên xung phong.
Câu 5. Phương án nào nêu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “Cái chết em xanh khoảng thời con gái” và tác dụng của biện pháp đó?
A. Ẩn dụ – sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong
B. Hoán dụ – Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong
C. Nhân hóa – Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong đã thấu động cả thiên nhiên
D. So sánh – Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong cao cả, đẹp đẽ như khoảng trời còn mãi.
Trả lời:
– Đáp án: A. Ẩn dụ – sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong.
Câu 6. Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là gì?
A. Tâm hồn lạc quan, yêu đời
B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ Quốc
C. Tình yêu lứa đôi thuy chung, son sắc
D. Nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết
Trả lời:
– Đáp án: B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ Quốc.
Câu 7 Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bom
Trả lời:
– Nhan đề nhắc đến hai hình ảnh tương phản: khoảng trời và hố bom. Hố bom là hiện thực chiến tranh khốc liệt, là đau thương, mất mát. Khoảng trời trước hết gợi tâm hồn thanh khiết, cao cả của người con gái đã hi sinh, còn là biểu tượng của bình yên, của hòa bình. Vì hòa bình của dân tộc, người con gái ấy đã hi sinh.
Câu 8. Chỉ ra và phân tích một biện pháp tu từ trong bài thơ
Trả lời:
– “Cái chết em xanh khoảng thời con gái” → Biện pháp tu từ ẩn dụ, tác dụng: sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong.
Câu 9. Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với Tổ Quốc?
Trả lời:
– Xã hội ta, đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương, đất nước…
Câu 10. Từ hai dòng thơ: “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) thể hiện cảm nhận về nhân vật “em” trong bài thơ?
Trả lời:
– Cái chết thiêng liêng nhưng cũng rất là giản dị. Sự hi sinh thầm lặng của em đã đi vào con tim của những người còn sống. Mỗi người mang trong tim một gương mặt riêng, em đã hóa thân thành bao gương mặt và trở thành một hình tượng lý tưởng mà mọi người mang tcheo bên mình. Chính vì thế, em – cô gái mở đường Trường Sơn đã vượt lên trên cái chết, trở thành bất tử đi theo đồng đội mình bước tiếp con đường chiến đấu.