Kiến thức Ngữ văn Bài 5
(Ngữ văn 11, tập 2, Cánh Diều)
1. Sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.
– Trong truyện ngắn, lời người kể chuyện nhằm giới thiệu, miêu tả nhân vật, bối cảnh, bình luận, dẫn dắt câu chuyện, tạo thành giọng chủ đạo của truyện.
– Lời nhân vật là phương tiện bộc lộ ý nghĩ, tâm trạng, cá tính của nhân vật trong từng tình huống cụ thể, góp phần thể hiện phẩm chất, tính cách nhân vật.
– Lời nhân vật thường có sự phối hợp hài hòa với lời người kể chuyện. Chẳng hạn như đoạn trích sau đây: “Một lần tôi đến thăm cô chủ, thằng em trai đã mười bốn, mười làm tuổi chạy ra mở cửa rồi kêu ầm lên: “Mẹ ơi! Đồng chí Khái đến!”. Có tôi cau mặt gắt: “Phải đợi ngay anh Khải, hiểu chưa?”. Bắt đồ chú tôi cũng bước tới, nắm tay tôi rồi hỏi hồn nhiên” “Tại sao Chủ nhật trước đồng chí không ra chơi, cả nhà chờ cơm mãi”. Cô tôi thở dài, quay người đi. Tôi nói: “Nước được độc lậo vui quá cô nhỉ ? Cô trả lời: Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ ?”. (Một người Hà Nội – Nguyễn Khải)
2. Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
– Quy tắc ngôn ngữ là những chuẩn mực chung về cách phát âm, dùng từ, cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu, dầu cầu…. được mọi người trong cộng đồng thống nhất sử dụng để bảo đảm giao tiếp hiệu quả. Thông thường, trong giao tiếp, chúng ta phải thực hiện đúng các quy tắc này. Tuy vậy, trong một số trường hợp, người nói và người viết vẫn có thể phá vỡ có chủ ý một số quy tắc để thể hiện những sự vật, hiện tượng, cảm xúc, nhận xét đặc biệt, nhằm tăng cường hiệu quả giao tiếp. Các trường hợp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường là:
– Tách rời các tiếng trong từ. Ví dụ: Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (Ca dao).
– Kết hợp từ bất bình thường. Ví dụ: Mấy ông bà này rất tiết kiệm nụ cười và lời nói đùa. (Quý Thể).
– Chuyển từ loại. Ví dụ: Năm nay, ta lại nhớ bốn câu thơ của Bác Hồ, vừa rất thơ, vừa rất thép. (Phạm Văn Đồng).
– Thay đổi trật tự từ trong cụm từ. Ví dụ: Củi một cành khô lạc mấy dòng. (Huy Cận).
– Thay đổi trật tự từ trong câu. Ví dụ: Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, / Đâm toạc chân mây. đã mấy hòn. (Hồ Xuân Hương).
– Tỉnh lược thành phần chính của câu. Ví dụ: Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mỹ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện. Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam. (Nguyễn Khải).
– Tách một bộ phận thành câu. Ví dụ: Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có… (Nam Cao)
– Sử dụng câu đặc biệt. Ví dụ: Chập tối. Gió ở bến sông Châu thổi quần quật. (Sương Nguyệt Minh)