bai-van-ta-cay-coi-lop-6

Hướng dẫn cách làm bài văn miêu tả cây cối (Lớp 6).

Hướng dẫn cách làm bài văn miêu tả cây cối (Lớp 6).

I. Yêu cầu của bài văn miêu tả cây cối:

Có thể nói kiểu bài tập làm văn miêu tả cây cối là kiểu bài làm căn bản nhất ở chương trình lớp 6. Mục tiêu của kiểu bài văn miêu tả cây cối là bước đầu hình thành cho các em năng lực quan sát sự vật, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm nhận sự vật và năng lực trình bày.

Bài văn miêu tả cây không yêu câu đòi hỏi nhiều ở năng lực lập luận nhưng nhất thiết phải có tính cấu trúc. Cấu trúc của bài văn phải tuân thủ nghiêm ngặt trật tự vốn có của sự vật hiện tượng trong đời sống.

Cấu trúc bài văn có vai trod quyết định giá trị bài văn. Chỉ cần bạn xây dựng được một cấu trúc hài hòa, cân đối thì bài văn sẽ đẹp. Hệ thống ngôn ngữ và khả năng biểu đạt ngôn ngữ sắc sảo sẽ giúp bài văn thêm lung linh.

Bài văn miêu tả cây cối có nhiều dang khác nhau:

– Miêu tả cây cỏ.
– Miêu tả cây có hoa.
– Miêu tả cây cho bóng mát.
– Miêu tả cây đại thụ, cổ thụ.

Tuy khác nhau ở đối tượng miêu tả nhưng các dạng đề đều thống nhất ở phương pháp miêu tả. Mỗi loại cây khác nhau bạ cần chú trọng vào những đặc tính khác biệt của chúng để bài văn nổi bậc, không bị lạc đề, lan man.

II. Dàn ý:

I. Mở bài:

* Giới thiệu cây cần miêu tả.

– Đó là cây gì? Mọc ở đâu?

– Ấn tượng của bạn về cây đó.

(Chú ý, phần mở bài nên ngắn gọn, không nên giới thiệu lòng vòng. Nếu có thể, bạn nên trực tiếp miêu tả cây ngay từ những dòng dồng tiên để thu hút sự chú ý của người đọc).

II. Thân bài:

– Miêu tả tổng quát và chi tiết đặc điểm của cây: Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc , phạm vi tỏa bóng,….(Có thể so sánh với các cây khác có ở xung quanh hoặc cây mà bạn biết).

– Miêu tả chi tiết từng bộ phận cây. Đối với bài miêu tả cây cối bạn nên theo trật tự từ dưới lên trên (từ gốc rễ đến hoa lá). Trật tự này phù hợp với cấu trúc cây, xuất phất từ cội nguồn sinh dưỡng (rê) đến cơ quan duy trì giống nòi (quả) là rất hợp lí, lại giúp người đọc dễ hình dung:

+ Gốc và rễ cây.
+ Thân gốc và thân chính.
+ Cành lớn và các nhánh nhỏ.
+ Lá cây và tán lá cây.
+ Hoa, quả, hạt.
+ Mầm non.

(Chú ý, khi miêu tả bạn phải dùng nhiều tính từ miêu tả, từ láy và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, liệt kê, nhân hóa, cường điệu để làm cho việc miêu tả thêm phần sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm).

– Miêu tả những sinh vật sống trên cây hoặc gắn với cây:

+ Chim chóc, ông bướm, sóc,…

+ Sâu bọ, kiến, các côn trùng khác….

– Miêu tả các yếu tố ngoại cảnh tác động lên cây:

+ Nắng, mưa, gió, bão, giá rét,…

+ Các tác động của con người: Chăm tưới, bảo vệ, hủy hoại, đốt, đốn hạ).

– Miêu tả vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống con người:

+ Cho hoa, bóng mát, gỗ, che chắn,…

+ Ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng,….

– Miêu tả các hoạt động và tình cảm của con người đối với cây:

+ Vui chơi, nghỉ mát, thưởng thức hoa đẹp,…

+ Các hoạt động văn hóa.

III. Kết bài:

– Khẳng định giá trị, vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống và những hành động (bảo vệ, phát triển, tôn vinh,..) của chúng ta.

Lưu ý: Với dàn ý này bạn cứ bình tĩnh viết, đừng sợ hết ý hay mất liên kết. Việc trình bày rõ ràng, theo một trật tự nhất định làm bài văn trở nên sâu sắc, biểu iện rõ rằng năng lực hiểu biết, năng lực quan sát và khả năng diễn đạt tuyệt vời của bạn. Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang