Viết mở bài và kết bài phân tích truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi
- Mở bài:
Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời kì chống Mĩ. Ông sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó máu thịt với mảnh đất miền Nam và được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi và của nền văn học kháng chiến ở miền Nam. Qua câu chuyện kháng chiến của gia đình Việt, truyện ngợi ca lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc cũng như lòng chung thủy với cách mạng của nhân dân nam bộ thời kì chống Mĩ lúc bấy giờ. Nhà văn đã xây dựng thành thành công những hình tượng nhân vật một cách chân thật, sống động, có những nét chung thống nhất lại vừa có những nét tính cách độc đáo, riêng biệt khiến chúng ta khó quên được. Nổi trội hơn cả đấy là Việt, một nhân vật được tác giả ưu ái, dành nhiều tình cảm khi anh xuất hiện và được nhắc đến nhiều nhất trong tác phẩm.
- Kết bài:
Viết về lòng yêu nước, sự chuyển giao thế hệ cầm súng đế đánh giặc có lần ta đã từng bắt gặp trong thơ Tố Hữu ở hình ảnh: “Lớp cha trước, lớp con sau / Đã thành đồng chí chung câu quân hành”. Hay Nguyễn Quang Sáng trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” với hình ảnh cô giao liên Thu nhanh nhẹn, thông minh, vào chiến trường vừa để trả thù cho cha vừa đánh giặc cứu nước. Nguyễn Thi với truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” cũng góp một vẻ đẹp hùng tráng trong tính cách con người Nam bộ bình dị mà anh hùng. Nhân vật của Nguyễn Thi hiện ra như những bức chân dung rõ rệt, sống động qua bút pháp miêu tả nhân vật điêu luyện. Đó là những người nông dân Nam bộ sống bộc trực, thẳng thắn, nghĩa tình, họ là những con người yêu nước nồng nàn, có lòng căm thù giặc cao độ,họ đẹp trong chiến đấu, họ đẹp trong đời thường, họ đẹp như những dòng kênh nước bạc nơi đây. Toàn bộ vẻ đẹp ấy được kết tinh trọn vẹn nhất ở hai nhân vật Chiến và Việt.