»» Nội dung bài viết:
Nghị luận về tính tôn trọng kỉ luật của học sinh hiện nay.
- Mở bài:
Kỉ luật là những nguyên tắc, quy đinh được mọi người công nhận nhằm đảm bảo trật tự và công bằng trong xã hội. Để xã hội phát triển ổn đinh, đời sống thanh bình, mỗi con người cần phải biết tôn trọng kỉ luật. Bởi vậy, tôn trọng kỉ luật là đức tính cần có ở mỗi con người.
- Thân bài:
Thế nào là biết tôn trọng kỉ luật?
Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức mọi lúc, mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn được thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp.
Học sinh biết tôn trọng kỉ luật là luôn chấp hành nghiêm túc nội quy của nhà trường, chấp hành luật giao thông, không gây mất trật tự ở bệnh viện, không xã rác nơi công cộng… Trong học tập, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập, đạt thành tích cao.
Tại sao học sinh phải biết tôn trọng kỉ luật?
Có tính kỉ luật giúp học sinh luôn phấn đấu, kiên trì trong học tập. Nhờ có tính kỉ luật, học sinh biết tuân thủ nội quy trường lớp, thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với tập thể.
Nếu không biết tôn trọng kỉ luật, học sinh xe xem thường nhiệm vụ học tập, thường xuyên vi phạm nội quy trường học. Từ đó, dẫn đến hiện tượng học sinh chán học, bỏ học và suy thoái đạo đức, không còn lòng kính trọng đối với thầy cô giáo.
Học sinh biết tôn trọng kỉ luật luôn ngủ dậy đúng giờ, đồ đạc để ngăn nắp, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đối với gia đình. Trong học tập, lúc nào họ cũng vào lớp đúng giờ, trực nhật theo sự phân công, học bài, làm bài trước khi đến lớp… ngoài xã hội, họ không phá hoại tài sản công cộng, giữ gìn trật tự chung, không hút thuốc nơi công cộng, không dẫm cỏ, hái hoa trong công viên…
Trong cuộc sống, nếu biết tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương. Nhờ biết tôn trọng kỉ luật, nghĩa vụ và quyền hạn của mỗi con người được đảm bảo. Tôn trọng kỉ luật vừa bảo vệ lợi ích chung của tập thể, vừa đảm bảo lợi ích riêng của bản thân. Mỗi con người sẽ được xã hội công nhận, tôn trọng và bảo vệ trước pháp luật.
Người biết tôn trọng kỉ luật luôn được mọi người yêu mến, giúp đỡ. Họ thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc đời mình.
Học sinh cần rèn luyện tính tôn trọng kỉ luật như thế nào?
Trước hết là phải tôn trọng những nguyên tắc, quy định chung của tập thể, cộng đồng. Luôn tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Đối với trường lớp, luôn biết tuân thủ nội quy, quy định của trường học và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với trường lớp. Trong học tập phải siêng năng, cần cù và sáng tạo. Trên lớp biết giữ trật tự, lắng nghe bài giảng của thầy cô, hiểu bài và thuộc bài đầy đủ. Luôn hoàn thành các bài tập được giao về nhà.
Trong gia đình, phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ. Biết tuân thủ các lời khuyên dạy của người lớn. Không được cãi lời hay làm trái ý ông bà, cha mẹ.
Đối với cộng đồng, tuân thủ nghiêm túc các quy định chung của cộng đồng như thực hiện vệ sinh nơi công cộng, an toàn giao thông, an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư,…
Đối với bản thân, phải nghiêm khắc, không được tùy tiện hay cẩu thả trong công việc và trong lối sống. Luôn biết chăm sóc và rèn luyện thân thể dể có sức khỏe tốt.
Phê phán những học sinh không biết tôn trọng kỉ luật.
Trong cuộc sống, có nhiều học sinh không biết tôn trọng kỉ luật. Trong lớp học, họ thường không trực nhật khi đến phiên mình. Họ tham gia hoạt động của trường, lớp một cách bắt buộc, miễn cưỡng. Ngoài xã hội, họ thương vi phạm trật tự an ninh công cộng. Trong gia đình có lối sống bừa bộn, cẩu thả. Lối sống tùy tiện, ích kỷ, đội nón bảo hiểm một cách miễn cưỡng… Họ không tôn trọng kỷ luật của tập thể và chưa nghiêm khắc với bản thân. Những người như thế thật đáng chê trách.
Bài học nhận thức và hành động.
Tính kỉ luật là một trong những đức tính cần có ở mỗi học sinh. Tôn trọng kỉ luật không những giúp chúng ta học tập thành công mà còn có được cuộc sống tốt đẹp.
- Kết bài:
Công việc chỉ thành công khi chúng ta hực hiện nó một cách kiên trì và có kỉ luật. Không có tính kỉ luật, khó mà thành công trong bất kì việc gì. Sống biết tôn trọng kỷ luật là lối sống lành mạnh, tích cực cần được biểu dương trong xã hội ngày nay.
* Những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn về tôn trọng kỉ luật.
- Đất có lề, quê có thói
- Ao có bờ, sông có bến
- Ăn có chừng, chơi có độ
- Phép vua thua lệ làng
- Nhập gia tùy tục.
đúng ý luôn