nghi-luan-y-nghia-cua-nhung-loi-khen-ngoi

Nghị luận: Ý nghĩa của những lời khen ngợi.

Ý nghĩa của những lời khen ngợi.

  • Mở bài:

Lời khen ngợi đúng lúc quý hơn vàng bạc, lời chê bai vô tình sắc hơn gươm dao. Trong cuộc đời người, ai cũng muốn bản thân được công nhận, tán dương. Thế nhưng, khen và chê cũng cần phải đúng cách và tiếp nhận sự khen – che bằng sự tỉnh táo của cả đầu óc và con tim.

  • Thân bài:

Lời khen ngợi là gì?

– Lời khen ngợi là lời công nhận, ngợi ca, tán thưởng, khâm phục, là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp

Vai trò, ý nghĩa của lời khen ngợi chân thành.

Lời khen có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con người.

– Lời khen thể hiện sự công nhận của ai đó về một việc làm có ảnh hưởng tích cực của người nào đó. Việc biết công nhận thành quả của người khác thể hiện người khen ngợi là một người hiểu biết và biết chia sẻ.

– Lời khen có ý nghĩa động viên, truyền cảm hứng cho người được khen ngợi, giúp cho người được khen ngợi có động lực để cống hiến, tin tưởng vào khả năng của mình.

– Lời khen ngợi chân thành, tốt đẹp sẽ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc, sự tự tin, hăng hái…. (dẫn chứng).

– Lời khen ngợi chân thành có vai trò tiếp thêm sự tự tin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục.

–  Lời khen ngợi chân thành giúp tăng sự hưng phấn, tiếp thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

– Lời khen ngợi chân thành như thứ thuốc thần dược tạo nên sức mạnh, thắp sáng niềm tin khiến điều hay của người được khen trở thành điều hay của mọi người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó chính là quà tặng cuộc sống. Nó chứng tỏ việc làm của họ được quan tâm, được theo dõi. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn.

– Biết nói những lời trân trọng và tôn vinh người khác là động lực để người khác tiến bộ. Nếu sự nỗ lực và thành quả không được công nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi.

– Những trường hợp xứng đáng được khen ngợi như trẻ con có thành tích học tập tốt, vâng lời cha mẹ, giúp đỡ người già,… Hoặc ai đó hoàn thành công việc xuất sắc so với khả năng của họ tin tưởng.

– Cần phân biệt khen ngợi chân thành với nịnh hót (lời khen giả dối).

Tác hại của lời khen giả dối.

Những lời khen giả dối là lời khen ẩn chứa mưa đồ (tán thưởng quá lời, xã giao lấy lòng, tâng bốc nịnh bợ…) xuất phát từ cái nhìn hiện thực không chính xác hoặc từ động cơ không lành mạnh.

– Lời khen giả dối sẽ tạo ra sự mất mát, sự đau đớn, xót xa, cay đắng…. (dẫn chứng).

– Lời khen giả dối sẽ gây ra chứng “ảo tưởng” cho người được khen. Điều đó khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại.

– Lời khen giả dối chỉ để tâng bốc, tung hô rất nguy hại, nó mang đến áp lực cho người được khen hoặc làm họ ngộ nhận, ảo tưởng để rồi biến mình thành kẻ khác. Nó hủy hoại những giá trị cuộc sống, phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp của con người. Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực.

– Tâm lý của con người là rất thích được khen ngợi hơn là chê bai. Bởi vậy không nên tiết kiệm lời khen nhưng cũng không được lạm dụng lời khen.

Bài học nhận thức và hành động.

– Lời khen chẳng tốn một xu nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó. Hãy học cách khen ngợi chân thành và thông minh. Hãy sử dụng lời khen như món quà cuộc sống. Đồng thời, hãy tỉnh táo, cảnh giác khi đón nhận lời khen.

  • Kết bài:

– Hãy động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc.

– Bên cạnh lời khen, cuộc sống vẫn rất cần những lời góp ý chân thành, mang tính chất xây dựng để giúp mỗi người khắc phục điểm yếu, hoàn thiện mình hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang