Cảm nhận đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” (trích Đôn ki-hô-tê của Xec-van-tec)

phan-tich-doan-trich-danh-nhau-voi-coi-xay-gio

Cảm nhận đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” (trích tiểu thuyết “Đôn ki-hô-tê” của Xec-van-tec).

  • Mở bài:

Xéc-van-tét (1547-1616) là một nhà văn lớn, yêu công lí, đã thể hiện những giá trị nhân văn cao quý, nhà văn nổi tiếng có tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê làm say mê bao thế hệ người đọc trên thế giới, Đôn Ki-hô-tê cũng là nhân vật chính trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật ấy, một nhân vật vừa đáng cười chê, lại vừa đáng thương yêu, khâm phục. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” là đoạn trích tiêu biểu góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật chính: nhân vật Đôn Ki-hô-tê, một con người có lí tưởng tốt đẹp nhưng vì mê muội bởi những tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp lỗi thời nên hành động mê muội, đáng cười.

  • Thân bài:

Đôn Ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo (chữ Đôn ghép vào tên chỉ những người quý tộc ớ Tây Ban Nha). Lão trạc tuổi 50, lão gầy gò, cao lênh khênh, trên lưng con ngựa còm. Mình lão mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai lão giáo dài, toàn những đồ binh giáp đã han gỉ của tố tiên được lão lục tìm lại rồi đem đánh bóng đế tự trang bị cho mình. Vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên Đôn Ki-hô-tê muốn trở thành một hiệp sĩ giang hồ lang thang để tiễu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện.

Đoạn trích này làm hiện lên rất rõ tính cách của Đô Ki-hô-tê. Đôn ki-hô-tê là người có đầu óc mê muội, không tỉnh táo. Nhìn thấy những chiếc cối xay gió (đến ba bốn chục chiếc) lão lại tưởng là bọn khổng lồ gian ác, sau đó lại tưởng là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn.

Tính cách của Đôn Ki-hô-tê còn được thể hiện rõ ở đoạn tiếp theo: lão bị trọng thương những không hề rên rỉ (lão cần phải chứng tỏ mình là một hiệp sĩ giang hồ); lão cũng không quan tâm đến chuyện ăn, chuyện ngủ bởi lão còn đang mơ đến… “tình nương”.

Về tư tưởng, Đôn Ki-hô-tê muốn diệt ác cứu đời. Khát vọng ấy tuy tốt đẹp nhưng đã bị đầu óc hoang tưởng kia làm cho sai lệch và trở nên hão huyền. Về hành động, chẳng chút sợ sệt, lão xông vào cuộc giao tranh dữ dội một cách dũng cảm, không cân sức. Kết quả, Đôn Ki-hô-tê và cả con ngựa Rô-xi-nan-tê bị ngã văng ra xa. Tuy bị trọng thương nhưng lão không hề rên rỉ. Lẽ ra điều ấy đáng được khen ngợi, nhưng thật đáng tiếc là lão muốn làm theo các hiệp sĩ giang hồ trong sách mà lão rất say mê. Đôn Ki-hô-tê cũng không quan tâm đến những nhu cầu của cá nhân mình, kế cả chuyện ăn, chuyện ngủ như bao nhiêu kẻ trên đời, nhưng tất cả chỉ vì Đuyn-xi-nê-a của mình!

Đôn-ki-hô-tê là nhân vật có lý tưởng tốt – hành hiệp trượng nghĩa – nhưng hành động thì điên rồ, phi thực tế bởi chính những ảo tưởng, mê muội khi đọc chuyện kiếm hiệp. Tuy cuộc đời không thành công, gặp nhiều chuyện không may, tính tình nông nổi, hành động mù quáng và cố chấp nhưng lúc nào cũng vì chính nghĩa, vì công bằng trong cuộc sống. Ông sẵn sàng bất chấp hiểm nguy để bảo vệ kẻ yếu. Đó là mọt phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng ở nhân vật này.

  • Kết bài:

Qua văn bản, tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ.Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (Don Ki-ho-te của Xec-van-tec)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.