ngoi-nha-cua-cu-phan-boi-chau-o-ben-ngu

Phân tích Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự của Nguyễn Vỹ

Phân tích Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự của Nguyễn Vỹ.

1. Giới thiệu văn bản.

– Truyện Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự trích từ tác phẩm “Tuấn – chàng trai nước Việt” (1970), một tác phẩm văn xuôi tự sự lớn gồm 45 chương của Nguyễn Vỹ.

“Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự” là một câu chuyện lịch sử về một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cụ Phan Bội Châu đối với dân tộc Việt Nam, cũng như sự nỗ lực của ông trong việc giáo dục, truyền đạt tinh thần đấu tranh cho thế hệ sau.

– Với bút pháp hiện thực sắc sảo, tác giả ghi chép những sự thật ở đời một cách chân thực giúp cho người đọc có cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng xã hội đương thời.

– Câu chuyện xoay quanh nhân vật Tuấn. Tuấn cùng với người bạn của mình là Quỳnh đã cùng nhau đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Cụ Phan là người được rất nhiều người yêu mến và kính trọng, Tuấn rất ngưỡng mộ những bài học và sách vở do cụ Phan chỉ dạy. Bất chấp việc đến thăm cụ Phan sẽ có mật thám theo, nhưng Tuấn vẫn rất muốn đến nhà cụ để gặp cụ. Căn nhà mà cụ Phan đang ở là một căn nhà tranh ba gian, giản dị và đơn sơ. Xung quanh ngôi nhà có rất nhiều cây cối và lúc nào cũng được mở ra cho mọi người vào. Căn nhà không có tiếng người mà rất yên bình và tĩnh lặng. Tuấn đến thì không dám vào trong mà ngó xem nhưng không gặp được cụ Phan Bội Châu. Thông qua một em bé trong nhà cụ Phan, thì Tuấn biết được cụ Phan đang bán gạo cho những người dân nghèo quanh đó. Khi gặp được cụ Phan tuấn trở lên căng thẳng khi gặp người mà mình đã ngưỡng mộ từ lâu. Cụ Phan xuất hiện với dáng vẻ hiền từ, phong thái thư thả và giản dị. Cụ ung dung và thoải mái đến chỗ Tuấn và hỏi han về thông tin của hai cậu. Sau đó cụ còn chỉ dạy rất nhiều cho Tuấn về cuộc sống, về lòng yêu đất nước và biết yêu thương nhân dân. Cụ đứng nói chuyện với hai cậu nhưng vẫn không quên đi bán gạo cho bà con. Sau đó họ lại được chứng kiến rõ hơn căn nhà mà cụ Phan đang ở, qua sự chỉ dẫn của một em bé sống trong nhà của cụ. Cả cuộc đời cụ Phan sống với nước với dân, thanh bạch và chí dũng. Chính vì thế không chỉ riêng Tuấn, mà các thế hệ thanh niên lúc bấy giờ đều vô cùng ngưỡng mộ cụ và luôn tuân theo những sự chỉ dạy của cậu.

– Tác phẩm giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cụ Phan Bội Châu đối với dân tộc Việt Nam, cũng như sự nỗ lực của ông trong việc giáo dục, truyền đạt tinh thần đấu tranh cho thế hệ sau; đồng thời khơi dậy tinh thần đấu tranh, tự hào dân tộc và tình yêu quê hương cho nhân vật trong truyện, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của sự hy sinh cho đất nước

2. Sự kết hợp phi hư cấu – hư cấu trong văn bản.

* Yếu tố phi hư cấu và hư cấu trong văn bản.

(Phần này trình bày trong phiếu bài tập- Học sinh có thể chép vào vở hoặc ghi vào phiếu bài tập)

* Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố phi hư cấu với hư cấu trong văn bản.

– Tăng tính thuyết phục của văn bản.

– Giúp nâng cao tính thẩm mỹ của văn bản.

– Tạo ra những ý tưởng và cách tiếp cận mới, mang đến cho độc giả một trải nghiệm đọc khác biệt và độc đáo.

– Giúp tác giả đưa ra các suy nghĩ sâu sắc hơn về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

3. Ngôi kể, điểm nhìn, nhân vật trong văn bản.

– Ngôi kể : ngôi thứ ba.

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng bao quát hiện thực đời sống cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất.

+ Ngôi kể thứ ba có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực hơn so với việc sử dụng ngôi kể khác.

– Điểm nhìn của nhân vật Tuấn:

+ Là điểm nhìn của nhân chứng

+ Tuấn là đại diện tiếng nói cho cho HS, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.

– Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự đều có thể xem là “chứng tích của thời đại”, vì:

+ Cụ là nhân vật có thật, gắn với bối cảnh sự vật có thật, mang tính xác thực cao (có thể dễ dàng kiểm chứng); cuộc đời của cụ là biên niên sử đáng tin cậy.

+ Nhân vật Phan Bội Châu trong VB là chứng tích quan trọng gợi nhắc đời sống nhân cách của một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử của đất nước.

+ Phan Bội Châu được miêu tả qua cái nhìn của các nhân chứng Tuấn và Quỳnh – hai thanh niên đương thời.

4. Một số lưu ý khi đọc truyện kí.

– Cần tìm hiểu bối cảnh xã hội và hoàn cảnh sáng tác để hiểu sâu hơn nội dung và các tầng ý nghĩa của truyện.

– Chú ý các yếu tố thuộc câu chuyện, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, điểm nhìn, ngôi kể, tình huống, sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong tác phẩm….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang