»» Nội dung bài viết:
TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
1. Tác giả:
– Thanh Tịnh (1911 – 1988), tên thật là Trần Văn Ninh, bút danh Thanh Tịnh. Ông sinh tại Phú Vang, Thừa Thiên. Năm 1933, tốt nghiệp Thành chung, ông làm viên chức nhỏ tại Huế, vừa viết văn, viết báo, vừa làm thơ.
– Trước năm 1945, Thanh Tịnh có xuất bản nhiều tác phẩm như: “Hận chiến trường” (thơ 1937) ; các tập truyện ngắn “Quê mẹ” (1941), “Chị và em” (1942). “Ngậm ngủi tìm trầm” (1943); tiểu thuyết “Xuân và Sinh” (1944).
– Sau Cách mạng tháng Tám, lúc đầu công tác văn hóa văn nghệ ở liên khu IV; gia nhập Quân đội năm 1948; nhiều năm công tác tại “Tạp chí Vãn nghệ Quân đội”. Ông mất tại Hà Nội ngày 17/7/1988, để lại một số tác phẩm “Những giọt nước biển” (truyện ngắn 1956), “Đi từ giữa một mùa sen” (thơ 1973).
– Đặc điểm văn Thanh Tịnh: Thanh Tịnh có lối viết nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha và êm dịu. Mỗi truyện ngắn đều thâm đẫm chất thơ; mỗi bài thơ lại có cấu trúc như một truyện ngắn. Nhà văn Thạch Lam từng có nhận xét về phong cách nghệ thuật của Thanh Tịnh như sau: “Truyện ngắn nào hay cũng có chất thi vị, bài thơ nào hay cũng có cốt truyện”.
– Trước năm 1945, người ta xếp Thanh Tịnh, Thạch Lam và Hồ Dzếnh là ba nhà văn có phong cách nghệ thuật gần gũi nhau.
2. Tác phẩm:
– Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn Quê mẹ (1941)
– Chủ đề: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
– Bố cục: Gồm có hai phần,
+ Phần 1: (từ đầu đến “bầu trời quang đãng” : tôi quên thế nào được những kỉ niệm mơn man buổi tựu trường thuở ấu thơ…, khi hàng năm vào độ cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều…
+ Phần 2: (còn lại):
- Mẹ âu yếm dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Tôi thấy cảnh vật thay đổi vì lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Tôi thấy mình “ trang trọng và đứng đắn Tôi muốn “thử sức mình ”…
- Cảm giác bỡ ngỡ, lo sợ vẫn vơ khi đứng trước ngôi trường Mĩ Lí.
- Nhân vật Tôi cảm thấy chơ vơ, những cậu bé khác vụng về lúng túng. Tất cả đều khóc và lúng túng khi nghe ông đốc đọc tên và thầy giáo trẻ dẫn vào lớp.
- Cảm xúc và ý nghĩa của tôi khi ngồi trong lớp học.
II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM.
1. Tâm trạng của nhân vật “tôi ” trong buổi tựu trưởng.
– Trên đường cùng mẹ đến trường, tâm trạng nhân vật “tôi” có những chuyển biến vô cùng phức tạp. Đó là “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh ”, nhân vật “Tôi” mặc “chiếc áo vải dù đen dài”. Chú cảm thấy “trang trọng và đứng đắn”, lòng chú “tưng bừng rộn rã” được mẹ hiền “âu yếm nắm tay” dẫn đi trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Chú vô cùng xúc động, cảm thấy bỡ ngỡ, cảm thấy lạ, tưởng như con đường làng và mọi cảnh vật xung quanh “đều thay đổi”. Chú đã nghĩ về sự bờ ngỡ ấy: “vì chính lòng tôi đang có sự thay đối lớn: Hôm nay tôi đi học”
Chú bâng khuâng tự hào thấy mình đã lớn khôn, không còn lêu lỏng đi thả diều, đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn, thằng Quý nữa. Những ý nghĩ, tâm lí của nhân vật “tôi” đã thoáng qua trong trí mình một cách nhẹ nhàng “ như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi ”.
– Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Đó là tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên của đời mình.
+ Ngôi trường quen thuộc hôm nay tự nhiên khác lạ: khang trang, uy nghiêm và bề thế hơn mọi ngày.
+ Chú cảm thấy lòng mình vô cùng hồi hộp “thúc vang dội” bởi một hồi trông trường; cảm thấy mình “chơ vơ”, “vụng về lúng túng”, chân “không đi” như bị một sức mạnh “kéo dìu“ về phía trước; lúc “duỗi”, cứ “dềnh dàng mãi”. Chú cũng như các cậu học trò mới vì quá hồi hộp mà “run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp ”.
+ Chú bé xúc động, hồi hộp đến độ quả tim như “ngừng đập”, “giật mình lúng túng” khi nghe ông đốc đọc tên từng người, chú “quên cả mẹ” đứng sau mình. Nghe ông đốc dặn dò, “không em nào dám trả lời”; trước cái nhìn của mọi người, các học trò mới cũng như nhân vật “tôi” càng thêm lúng túng. Nhiều học trò mới “ôm mặt khóc”, chú bé cũng “dúi vào lòng mẹ nức nở khóc theo”. Mặc dù lúc ây mẹ hiền “vuốt múi tóc” cho, nhưng chú vẫn cảm thấy cô đơn, lẻ loi hơn bao giờ hết khi xếp hàng đi vào lớp: “Trong thời thơ ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”.
Cảm xúc hồi hộp, bâng khuâng dâng lên man mác trong lòng khi chú vào ngồi trong lớp học, cảm thấy “một mùi hương lạ xông lên”. Chú thấy lạ và hay hay “những hình treo trên tường”…. Chú vòng tay lên bàn lẩm nhẩm đánh vần bài tập viết “Tôi đi học”. Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú trở về “cảnh thật”…
Nhận xét:
+- Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm, những diễn biến tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi“ trong buổi tựu trường theo trình tự thời gian – không gian …
– Kỉ niệm ấy rất sâu sắc và rất đẹp, vì thế sau này “hàng năm cứ vào cuối thu, lú ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng tôi lụi nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ”.
2. Hình tượng nhân vật người mẹ.
Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong “những kỉ niệm mơn man” mà nhân vật “tôi” mãi mãi không bao giờ quên.
Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc vỗ về, an ủi động viên khích lệ. Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai, lúc thì bàn tay mẹ “dịu dàng đẩy” con “tới trước”, lúc thì bàn tay mẹ “nhẹ vuốt mái tóc” con thơ khi đứa con cảm thây “trong thời thơ ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”. Có thể nói, Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn “Tôi đi học” dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ.
3. Chất thơ của truyện.
– Chất thơ là nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng… dạt dào cảm xúc.
– Chất thơ toát lên qua quang cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau, trao sách vở cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. cảnh sân trường Mĩ Lí “dày đặc cả người”.
– Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền từ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm với “gương mặt tươi cười”.
+ Chất thơ ở lòng mẹ hiền rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ…
+ Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm tình thương con của mẹ.
– Chất thơ của truyện “Tối đi học” còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm.
– Câu văn đầu truyện ưàn ngập chất thơ : “Hùng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bục, lòng tôi lụi nao nức những kĩ niệm m(fn man của buổi tựu trường.
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nãy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng ”…
– Truyện ngắn Tôi đi học đã để lại ấn tượng khó phai nhoà cho những ai đã từng cắp sách đến trường, về những xúc cảm tinh khôi khi lần đầu tiên đến trường.
III. TỔNG KẾT.
– Đọc truyện ngắn “Tôi đi học”, ta hiểu rằng trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất lù ở buổi tựu trường đầu tiên, thường sẽ được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tủ dòng cam nghĩ này với một tâm hồn rung động thiết tha, một ngòi bút giàu chất thơ.
LUYỆN TẬP.
Đề bài:
Hãy phân tích để làm sáng tỏ chất thơ của truyện “ Tôi đi học”
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.;
Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được hiểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng… dạt dào cảm xúc.
Trước hết, chất thơ nhẹ nhàng thể hiện qua bức tranh thiên nhiên mùa thu êm đềm, ngùi ngùi kí ức. Cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau, trao sách vở cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. cảnh sân trường Mĩ Lí “dày đặc cả người”, tất cả đều áo quần “sạch sẽ”, gương mặt “vui tươi và sáng sủa”. Cảnh học trò mới “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân”, “ngập ngừng e sợ” nhiều mơ ước “như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay”… Cảnh những học trò mới nghe một hồi trống trường “thúc vang dội cả lòng”.
Hầu như chú bé nào cũng cảm thấy hồi hộp khi xếp hàng, khi nghe ông đốc gọi tên… “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp”, một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỗ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường… đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng “thấy lạ và hay”.
Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền từ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”.
Chất thơ ở lòng mẹ hiền rất thưrng yêu con. Bấn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài vù hẹp”; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con. Lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ. Lúc đứa con trai bé bỏng “nức nở khóc” thì bàn tay mẹ hiền “một bàn tay quen nhẹ vuốt múi tóc” con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm tình thương con của mẹ. Hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế ,và biểu cảm tình thương con của mẹ.
Chất thơ của truyện “Tôi đi học” cồn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc hai câu văn đầu truyện ta cảm nhận chất thơ ấy mà lồng xúc động bâng khuâng: “Hàng nùm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều vù trên không những đám mâv hùng bục, lòng tôi lụi nao nức những kỉ niệm m(tn man cua buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mĩm cười giữa bầu trời quang đãng ”…
Xem thêm:
- Cảm nhận ý nghĩa truyện ngắn “Cô bé bán diêm” của Andecxen
- Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích “Hai cây phong”