Phân tích văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần ?
- Mở bài:
Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? trích trong bài viết Một số kiến thức về sóng thần, đăng trên báo điện tử Nhân dân (https://nhandan.vn, ngày 16/3/2022). Văn bản thuyết minh về sóng thần, giúp người đọc có thêm hiểu biết về sóng thần và những gì sóng thần gây ra cho cuộc sống loài người.
- Thân bài:
Văn bản trình bày những đặc điểm về sóng thần, một trong những thảm họa khủng khiếp nhất xảy ra trên Trái đất.
+ Sóng thần, trong tiếng Nhật gọi là tờ-su-na-mi (tsunami), là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn.
+ Cơ chế hình thành sóng thần: Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu nhưng đó là một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800 km/giờ… Khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét.
+ Nguyên nhân hình thành sóng thần: chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển…
+ Dấu hiệu sắp có sóng thần: nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, bỗng nhiền mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều
– Các thảm họa sóng thần trong lịch sử: làm hàng nghìn người thiệt mạng…
Mục đích viết của văn bản là giải thích một số vấn đề liên quan đến hiện tượng sóng thần để cung cấp những thông tin sau cho người đọc như: cách hiểu về khái niệm sóng thần, cơ chế hình thành và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sóng thần, dấu hiệu sắp có sóng thần, các thảm họa sóng thần trong lịch sử.
Văn bản sử dụng một số từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học địa lí (ví dụ như: mảng kiến tạo, động đất, núi lửa, thuỷ triều, … ), động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (ví dụ như: dịch chuyển, va chạm, trồi, dao động, … ), từ ngữ miêu tả trình tự (ví dụ: đầu tiên, sau đó, … ).
Văn bản trình bày thông tin theo mức độ quan trọng của thông tin, thể hiện rõ mối quan hệ giữa thông tin chính với thông tin chi tiết. Trước hết, tác giả trình bày thông tin quan trọng nhất: Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thử hạt nhân dưới nước), … Sau đó trình bày thông tin chi tiết: Từ thời thượng cổ, sóng thần đã gây ra những thảm hoạ khủng khiếp cho con người,…; sóng thần tại A-lếch-xan-đri-a năm 365, sóng thần ở In-đô-nê-xi-a năm 1883, sóng thần ở Nhật Bản năm 1896, sóng thần ở Chi-lê năm 1960, sóng thần ở Phi-líp-pin năm 1976, sóng thần ở Pa-pua Niu Ghi-nê năm 1998,… để minh hoạ để làm rõ hơn cho thông tin cơ bản: Từ thời thượng cổ, sóng thần đã gây ra những thảm hoa khủng khiếp cho con người.
Tiếp đến, tác giả tiếp tục trình bày thông tin về diễn tiến xuất hiện, dấu hiệu cảnh báo sóng thần ở khu vực bờ biển: các thông tin được trình bày theo trật tự thời gian: Dấu hiệu đầu tiên là …, bỗng nhiên … , sau đó …
– Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày thông tin theo quan hệ nhân quả: sử dụng từ ngữ thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các thông tin: Do vậy… để khẳng định mức độ độ nguy hiểm và khả năng nhận biết sóng thần.
Văn bản có sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là: sơ đồ, hình ảnh,… làm cho thông tin của văn bản trở nên trực quan, rõ ràng hơn; giúp người đọc dễ hình dung hơn về những thông tin được trình bày; từ đó hiểu văn bản dễ dàng hơn.
- Kết bài:
Bằng cách sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng, văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? giúp người đọc nhận rõ về sóng thần, hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành sóng thần và các nguyên nhân gây ra các thảm họa sóng thần, hậu quả và sức tàn phá mà các đợt sóng thần gây ra cho nhân loại, từ đó tìm kiếm các giải pháp giúp bản thân và mọi người phòng tránh được những tác động của nó đối với đời sống của chúng ta.