Phân tích văn bản Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận (theo Nguyễn Thu Hà)

Phân tích văn bản Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận (theo Nguyễn Thu Hà)

  • Mở bài:

Văn bản Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận thuộc thể loại văn bản thông tin, đăng trên https://vov.vn/, ngày 12/2/2010.

  • Thân bài:

Văn bản trình bày nội dung cuộc trao đổi giữa Tiến sĩ Tống Trung Tín, chủ biên công trình nghiên cứu Hoàng thành Thăng Long và phóng viên Nguyễn Thu Hà về chủ đề Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận. Bài phỏng vấn được trình bày dưới hình thức ghi chép sau khi đã được biên tập.

Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh. Bố cục văn bản chia làm 3 phần của một bài phỏng vấn. Phần mở đầu: giới thiệu khái quát mục đích và nội dung chính của bài phỏng vấn. Phần nội dung: lần lượt trình bày hệ thống câu hỏi và câu trả lời liên quan về Kinh thành Thăng Long. Phần kết thúc: là lời cảm ơn của người phỏng vấn.

Mục đích của văn bản là thu thập thông tin về quá trình và kết quả nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long, giá trị của công trình khảo cổ về Hoàng thành Thăng Long. Hệ thống câu hỏi trong văn bản đã giúp người phỏng vấn đạt được mục đích phỏng vấn. Các câu hỏi xoay quanh vấn đề: tìm hiểu về quá trình nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long; tìm hiểu về kết quả nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long; tìm hiểu về giá trị của Hoàng thành Thăng Long.

Có thể thấy, hệ thống câu hỏi chú trọng vào nội dung: quá trình và kết quả nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long; nghiên cứu khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long là công trình có giá trị, cần được UNESCO công nhận. Văn bản đã đem tới cho người đọc cái nhìn khái quát nhất về thành Thăng Long như bề dày lịch sử, công tác nghiên cứu, kết quả nghiên cứu về Kinh thành. Đồng thời, giúp người đọc có những nhìn nhận, đánh giá khách quan,sâu sắc nhất về lịch sử của Hoàng thành mà tiến sĩ Tống Trung Tín mong muốn gửi gắm.

Tác giả sử dụng thành công câu hỏi mở để thu thập thông tin: “Với kết quả nghiên cứu trên, Tiến sĩ có nhận định gì về Lịch sử Hoàng thành trước kia?”; “Xin Tiến sĩ cho biết lịch sử Thăng Long được tái hiện thế nào qua quá trình khai quật và phân tích của các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản”

Những thông tin chính được trình bày theo hệ thống hợp lí: lịch sử Thăng Long thông qua quá trình khai quật, phân tích của các nhà khảo cổ, nghiên cứu lịch sử Nhật Bản; những di chỉ khảo cổ được tìm thấy dưới lớp đất của Hoàng thành; những nhận định về lịch sử Hoàng thành trước kia.

  • Kết bài:

Với thể loại phỏng vấn linh hoạt, kết hợp tự sự, nghị luận; ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng; sử dụng các từ ngữ trang trọng, phù hợp với chủ đề về di sản; lập luận logic, chặt chẽ, thuyết phục; bố cục văn bản rõ ràng, mạch lạc, văn bản đề cập đến những giá trị khảo cổ đặc biệt quan trọng của Hoàng thành Thăng Long, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc UNESCO công nhận di tích này là Di sản văn hóa thế giới. Qua đó giúp ta nhận thực được tầm quan trọng của việc công nhận, bảo tồn và phát huy giá trị di sản; nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời thu hút du lịch, thúc đẩy kinh tế địa phương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang