ve-dep-cua-song-da-nguyen-tuan

Phân tích văn bản Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)

Phân tích văn bản Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)

I. Mở bài:

– Nguyễn Tuân (1910 – 1987), là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỉ 20.

– Văn bản Vẻ đẹp của Sông Đà được trích từ Người lái đò Sông Đà (1960), một tập tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

II. Thân bài:

1. Vẻ đẹp của Sông Đà khi quan sát từ trên cao.

– Khi quan sát từ trên cao, tác giả đã liên tưởng Sông Đà với các hình ảnh: Áng tóc trữ tình; tấm lụa mềm mại, cái dây thừng ngoằn ngoèo.

– Không gian xuất hiện của dòng sông:

+ Không gian mây trời Tây Bắc với hoa ban, hoa gạo và mù khói núi Mèo.

→ Không gian rộng lớn, bao la, thơ mộng.

– Màu sắc Sông Đà biến đổi theo mùa:

+ Mùa xuân “dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô”.

+ Mùa thu “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì”.

→ Khi nhìn bằng ánh mắt họa sĩ, khi thì nhìn bằng cảm xúc nhà thi sĩ để say sưa, quan sát tưởng tượng sắc nước Sông Đà, sự thay đổi màu sắc qua các mùa mà mùa nào cũng đẹp, một cách nhìn thật nhiều chiều và đa dạng. Nghệ thuật so sánh đã được sử dụng để khẳng định sự quan sát tinh tế của tác giả và gửi gắm tình yêu, sự trân trọng dành cho Sông Đà.

– Phê phán hành động làm xấu dòng Sông Đà:

+ Tên gọi sông Đen thực dân Pháp đặt cho sông Đà là tên gọi sai lầm: “chưa bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen”.

→ Thái độ giận dữ với hành động áp bức của kẻ thù là cách biểu hiện tình yêu tha thiết, trọn vẹn tác giả dành cho dòng sông.

2. Vẻ đẹp của Sông Đà khi quan sát từ trên mặt đất.

– Những vẻ đẹp của Sông Đà:

+ Gợi cảm.

+ Mang theo màu sắc nắng tháng Ba Đường thi.

+ Khung cảnh Sông Đà gắn với bờ bãi, chuồn chuồn, bươm bướm.

– Nghệ thuật: nhân hóa “Con Sông Đà gợi cảm”, so sánh “Sông Đà như một cố nhân”, liệt kê “Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà”,…

→ Sông Đà hiện lên cụ thể, chân thực và sống động.

– Cách biểu hiện tình cảm của tác giả: Biểu hiện trực tiếp, mãnh liệt qua hình ảnh so sánh “vui như thấy nắng ròn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.

3. Vẻ đẹp của Sông Đà khi quan sát từ trên thuyền.

– Điểm nhìn: trên thuyền.

– Vẻ đẹp:

+ Lặng tờ: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ”, “Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”.

+ Nhuốm màu sử thi: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.

→ Vẻ đẹp đặc biệt của cảnh hai bên bờ sông là sự yên tĩnh, vắng lặng.

– Khung cảnh bờ sông:

+ Các hình ảnh thân thuộc: “một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”,…

– Liên tưởng, tưởng tượng của tác giả:

→ Thông qua liên tưởng, tưởng tượng, tác giả đã nhấn mạnh vẻ đẹp lặng tờ của dòng sông và cho thấy mong muốn nhìn ngắm dòng sông trong vẻ đẹp nguyên sơ nhất của nó.

III. Kết bài:

– Bằng cách kết hợp đa dạng các biện pháp tu từ: liệt kê, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ,… đan xen câu văn dài ngắn để tạo nên nhịp điệu cho văn bản, tác giả đã quan sát Sông Đà từ nhiều điểm nhìn để phát hiện ra vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của dòng sông; qua đó bày tỏ tình yêu mãnh liệt, tha thiết, sự trân trọng dành cho dòng sông quê hương.

Bài văn tham khảo:

  • Mở bài:

Nguyễn Tuân (1910 – 1987), là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.

– Văn bản Vẻ đẹp của Sông Đà được trích từ Người lái đò Sông Đà (1960), một tập tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

  • Thân bài:

1. Vẻ đẹp hung bạo, trữ tình của sông Đà

Vẻ đẹp của Sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả qua nhiều góc nhìn khác nhau, tạo nên một bức tranh sông nước Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình, vừa bí ẩn, huyền ảo.

– Hình ảnh con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.

– Tác dụng:

+ Làm cho câu văn tăng tính sinh động, gợi hình, gợi cảm, giàu chất thơ.

+ Tác giả so sánh sông Đà dài như áng tóc trữ tình cho chúng ta thấy sông Đà hiện lên như một người con gái có áng tóc dài, lộ vẻ kiều diễm, lãng mạn pha chút dịu dàng. Người con gái ấy làm duyên làm dáng giữa đất trời Tây Bắc. Trên mái tóc ấy lúc ẩn lúc hiện những bông hoa ban cài tinh tế. Tạo nên một khung cảnh đậm chất trữ tình

+ Tác giả nâng niu, trân trọng sông Đà với tất cả niềm say mê, sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả.

– Khung cảnh hai bên bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

– Tác dụng:

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn

+ Tác giả so sánh một vật có thật là “bờ sông hoang”, “bờ sông hồn nhiên” với một vật không có thật, mang tính trừu tượng “một bờ tiền sử”, “một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” có thể thấy tác giả đã dùng tưởng tượng của mình để so sánh. Những liên tưởng, so sánh đầy chất thơ và rất kì thú của bờ sông cho thấy cái tài của Nguyễn Tuân – bậc thầy ngôn ngữ. Bờ sông mang lại cho tam cảm giác hoài niệm về quá khứ, một chút “hồn nhiên”, “hoang”, đầy chất “cổ tích”

2. Tình cảm của tác giả dành cho sông Đà.

– Tác giả cảm thấy xúc động, yêu mến, say sưa khi nhìn thấy sông Đà vui vẻ “Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà”

– Tác giả khao khát, say mê : “Chao ôi thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu”. 

3. Đánh giá.

– Với thể loại tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm; sự kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn; ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa, văn bản đã ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên  ở miền Tây Bắc. Văn bản còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ của thiên nhiên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang