phat-huy-vai-tro-cua-ngon-ngu-co-the-trong-thuyet-trinh-truoc-dam-dong

Phát huy vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình trước đám đông

Phát huy vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình trước đám đông

Yếu tố quyết đinh thành công của một bài thuyết trình không chỉ phụ thuộc vào nội dung thuyết trình mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, trong đó có hành vi phi ngôn ngữ khi bạn thuyết trình. Thính giả bên dưới không chỉ lắng nghe lời thuyết trình, hay nhìn vào các phương tiện trực quan mà họ còn theo dõi những dấu hiệu phi ngôn ngữ của bạn. Đó là cử chỉ ta vô tình thể hiện ra bên ngoài nhưng bản thân lại không hề nhận thức được.

Nếu bạn có thể kiểm soát, điều khiển và phối họp các biểu hiện phi ngôn ngữ đó cùng với những động thái khác, bạn nhất định có thể trở thành một nhà hùng biện thuyết phục. Bạn sẽ luôn thành công trong việc thu hút thính giả, truyền tải thông điệp, và thuyết phục họ chấp nhận quan điểm của mình.

Giao tiếp bằng mắt đúng cách hoàn toàn không phải là điều dễ dàng đối với một nhà diễn thuyết nghiệp dư. Đây có lẽ đó là kỹ năng phi ngôn ngữ quan trọng nhất mà bất cứ ai cũng cần phải tập luyện thành thục. Nếu bạn đang cố gắng tập trung sự chú ý của thính giả, thì giao tiếp bằng mắt là điểm mấu chốt. Nên có cái nhìn bao quát quanh phòng chứ đừng nên chỉ tập trung vào một điểm duy nhất.

Hãy tập trung nhìn vào giám khảo khi đang nói và đừng chỉ lúi húi cúi xuống xấp ghi chú trước mặt. Những người mói bắt đầu thường sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối diện trực tiếp với giám khảo, nhưng hãy nghĩ rằng tranh luận là một cuộc chơi. Và cách duy nhất để thắng trò chơi này là thuyết phục giám khảo tin rằng khía cạnh bạn bảo vệ là đúng. Việc tự tin giao tiếp bằng mắt sẽ làm nên sự khác biệt trong phần đánh giá của giám khảo về lập luận của bạn.

Tuy nhiên, bạn sẽ không thể giao tiếp bằng mắt một cách kiên định nếu bản thân đang bị căng thẳng. Nhưng cái nhìn trực diện và tiếp xúc mắt vói giám khảo là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong tranh luận.

Giao tiếp bằng mắt đúng cách và thường xuyên với thính giả cũng rất có ích đối với tốc độ nói của bạn. Nếu hướng thẳng tầm nhìn xuống thính giả, tốc độ nói của bạn sẽ chậm lại. Tuy nhiên, chú ý đừng lơ đễnh hay nhìn dáo dác. Và nhớ, không nói khi đang nhìn vào ghi chú.

Hãy cố gắng kiềm chế phân tán cảm xúc. Khi đứng lên phát biểu, bạn đừng di chuyển quá nhiều. Cố gắng trụ chân cố định để không lắc lư qua lại hoặc liên tục bước tới bước lui. Nếu cần thiết phải di chuyển trong buổi thuyết trình thì hãy bước dứt khoát rồi đứng yên tại vị trí cần đến. Tránh lượn lờ qua lại không chủ đích.

Muốn làm nên thành công trước hết ta cần phải nhận biết được khuyết điểm của bản thân. Nếu biết mình hay nghịch tóc lúc căng thẳng, thì hãy cột nó ra đằng sau. Nếu hay bị thói quen chỉnh sửa bục diễn thuyết khi đang trình bày thì hãy cố gắng đừng đụng đến nó. nếu bạn có thói quen mấp máy môi khi căng thẳng thì hãy chú ý đến nó. Đừng để bất kì một hnahf vi phi ngôn ngữ tiêu cực nào xảy ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong thuyết trình.

Đây đều là những biểu hiện của sự xao lãng khiến cho bạn trông như đang bồn chồn, căng thẳng, hay chưa chuẩn bị kĩ. Nếu bạn muốn thính giả tin tưởng mình, thì hãy tỏ ra chuyên nghiệp. Trong khi diễn tập, hãy yêu cầu những người đóng vai thính giả chỉ ra bất cứ thói quen không hay nào nhìn thấy nơi bạn.

Ngay cả những diễn thuyết gia giỏi nhất đôi khi cũng quên hít thở. Bạn có thể dùng giấy nhắc nhở dán kèm theo ghi chú. Bên trên hãy ghi to và rõ những từ như “HÍT THỞ ĐỀU!” hay “CHẬM LẠI!”.

Nếu biết cách tận dụng động tác tay, bài diễn văn của bạn sẽ trở nên thu hút hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là vẫy tay lung tung không chủ đích trong suốt buổi thuyết trình. Một cử chỉ rõ ràng bao gồm việc nắm các ngón vào trong lòng bàn tay hay duỗi ra một cách chắc chắn, dứt khoát. Hãy áp dụng cử chỉ tay khi đang nói về một điều quan trọng và muốn đảm bảo khán giả sẽ tập trung.

Một điều quan trọng không kém là cần lưu ý đám bảo tránh càng xa càng tốt những việc có thể khiến bạn sao nhãng, mất tập trung. Vi đôi lúc chính những thứ đó sẽ biến một bài diễn văn tuyệt vời, được chuẩn bị kỹ lưỡng thành một bài diễn văn tai hại. Ví dụ, nếu bạn có thói quen hay bấm bút, hãy tránh xa hoặc không để bất cứ cây bút nào trong tầm với nếu không muốn bản thân bị cuốn vào hành động vô thức bấm bút liên tục. Khi đó, thính giả sẽ không thể tập trung vào bài diễn văn mà chỉ hướng tới hành động bấm bút của bạn.

Giao tiếp bằng hình thể kết hợp với cử chỉ hợp lí sẽ giúp bạn giữ được sự chú ý của thính giả. Nhưng cố gắng không lạm dụng quá nhiều một cử chỉ, hoặc nhìn chầm chầm vào một nguời quá lâu. Điều đó có thể khiến khán giả chú ý và không thoải mái.

Hãy xây dựng thế đứng vững vàng và chắc chắn. Những diễn thuyết gia vĩ đại thường có tư thế, dáng bộ đĩnh đạc, nghĩa là đứng thẳng lưng cùng ánh nhìn đầy tự tin. Tư thế đứng đúng cách sẽ giúp hỗ trợ trong việc hít thở, phát âm, giao tiếp bằng mắt và cả điều chỉnh âm lượng giọng nói.

Tư thế cũng đóng vai trò quan trọng. Một tư thế tốt sẽ giúp ích cho bạn khi hít thở, phát âm, giao tiếp bằng mắt, và điều chỉnh âm lượng. Ngoài ra, việc đứng thẳng lưng không chỉ khiến cho bạn toát ra khả nâng kiểm soát tình hình, mà còn điều khiển được sự tập trung của khán thính giả hướng về bạn. Hãy nâng nhẹ cằm lên khi đang nói. Nó sẽ giúp giọng nói của bạn truyền đi khắp phòng mà cần không phải lớn tiếng!

Nếu đứng cong lưng, bạn không thể đưa không khí vào phổi theo đúng cách. Và khi không cung cấp đủ không khí, bạn sẽ không thể phát âm ró ràng hoặc bị yếu hơi. Bạn cũng nhanh chóng cảm thấy mệt, vì các cơ trên người không phối họp được với khung xương để giữ cho lưng đứng thẳng. Cơ sẽ hoạt động nhiều chỉ để giữ cho lưng bạn cong xuống. Vì vậy, nếu cứ tiếp tục đứng cong người, chắc chắn sẽ có lúc bạn cảm thấy đau cả phần lưng và bả vai. Tốt nhất là nên dùng đến một tấm gương soi lớn để luyện tập điều chỉnh lại tư thế của mình.

Sau khi tự điều chỉnh, bạn đã thấy tư thế bần thân mình cân bằng và điềm đạm hơn chưa? Hãy thử đứng nghiêng người trước gương kiểm tra lần nữa. Thực hiện lại toàn bộ quy trình đứng thẳng lưng, sau đó xoay đầu nhìn ngang. Bạn có thấy được ra một đường thẳng chạy tù đỉnh đầu xuống vai, hong, đầu gối đến mắt cá chân không?

Khi đã hơi đẩy phần xương cụt vào trong, chú ý xem phán ngực có nâng lên không? Nếu thực hiện đúng bạn sẽ có cảm giác lồng ngực căng ra khi hít không khí tràn đáy vào phổi. Kế đến nhìn vào phần hông. Quan sát xem hai bên hông đã thẳng với vai chưa? Cố định hông để giữ người thẳng không bị đổ về trước, sau hay bị nghiêng sang một bên. Điều chỉnh hông cân bằng theo một đường thẳng để cảm nhận được đốt xương cụt hơi thu vào trong. Thả lỏng đầu gối như thể bạn đang nhún nhẹ xuống. Khởi đầu bằng việc cởi giày và nhìn vào gương ở tư thế đứng bình thường.

Bây giờ hãy tập trung vào bàn chân. Dang rộng hai chân cách xa khoảng 30cm. Lần lượt cử động đầu ngón chân rồi đến gót chân. Thực hiện liên tục cho đến khi giữ được cân bằng giữa các ngón chân và gót chân, qua trục mu bàn chân.

Bạn cần phải giữ đầu của mình ở tư thế nhìn thẳng. hãy duỗi thẳng cổ sau, giữ thẳng đỉnh đầu hướng lên trên. hãy nhớ là đỉnh đầu chứ không phải trán. Đầu phải ngay ngắn, thẳng trục với cổ. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác như phán xương sóng của mình được duỗi thẳng ra. Thả lỏng xương bả vai hướng xuống phán thất lưng. Cố gấng tập trung đẩy cơ bả vai ra xa phán tai. Bạn có thấy người mình bị ngã nghiêng về phía nào không? Nếu có, hãy cố gắng di chuyển chân cho đến khi lấy lại được cân bằng và không còn bị nghicng người nữa.

Khi đã thuần thục tư thê đứng thẳng lưng, hãy giữ yên trong vài phút và ghi nhớ thật kĩ cảm giác này để có thể thực hiện lại mọi lúc mà không cần đến gương. Tập đứng thẳng lưng ở bất cứ nơi nào có thể, rồi cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng học được cách giữ vững tư thế này một cách dễ dàng.

Khi diễn thuyết, bạn sẽ cảm nhận được phổi của mình căng tràn không khí và bài diễn vàn sẽ càng thêm phần hùng hồn, sống động. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ thấy cơ thể không tự động di chuyển vô chủ đích trong khi nói vì chân bạn đã đứng cô định trên mặt đất. Đồng thời cũng không bị đau lưng hay bả vai khi phải đứng lâu, vì cơ thể của bạn đã được cân bằng đúng cách.

Bạn cũng có thể kết họp lời nói với cử chỉ. Ví dụ, khi nói: “Kế hoạch này sẽ giải quyết triệt để vấn đề phát sinh”, bạn có thể vung tay lên biểu thị từ “triệt để”. Những cử chỉ mạnh mẽ, hành động tự tin thường có tác động khá lớn và sẽ thu hút sự chú ý của khán thính giả, khiến cho bài diễn thuyết có tác động mạnh hơn, miễn là bạn đừng quá lạm dụng chúng.

Phần trình bày của bạn có thể trở nên cuốn hút hơn chỉ với một vài động tác tay đơn giản. Nhưng nó không có nghĩa là bạn phải vẫy tay lộn xộn suốt buổi. Có những cử chỉ mạnh mẽ như là nắm tay lại rồi đấm vào lòng bàn tay kia. Cử chỉ này hay được sử dụng khi nói về điều gì đó quan trọng mà muốn đảm bảo giám khảo sẽ chú ý đến.

Quan sát các dấu hiệu phi ngôn ngữ nơi thính giả để biết khi nào thì cần phải cố gắng hơn nữa để khiến họ hứng thú vào bài thuụết trình. Hãy cố gắng kéo họ quay vể bài thuyết trình của mình bằng cách khẽ gây tiếng động nhỏ, hay vờ đánh rơi sách. Sau đó thể hiện thái độ duyên dáng và thu hút lại sự chú ý của họ.

Bạn phải vượt qua được trạng thái dễ bị kích động khi thuyết trình. Con người khi bị kích động thường phải đối mặt vói nhiều trạng thái khác nhau. Run, phát bệnh, cần đi vệ sinh, thì thầm, cười khúc khích, trầm lặng. Đây đều là những biểu hiện hoàn toàn bình thường. Và bạn có thể học cách kiểm soát chúng!

Ngay cả những diễn thuyết gia có kinh nghiệm nhất cũng đôi khi bị kích động trước buổi thuyết trình. Một chút kích động sẽ giúp bạn tập trung vào bài thuyết trình, cũng như làm cho đầu óc bạn trở nên nhạy bén hơn. Mark Twain đã từng nói: “Có 2 kiểu nhà diễn thuyết, kiểu người lo lắng và kiểu người nói dối.”

Quá thoải mái, không lo âu điều gì đôi lúc cũng trở nên phản tác dụng. Vì thế, hãy kiềm chế trạng thái kích động và cố gắng không nghĩ đến nó khi vừa bắt đầu. Thả lỏng hoàn toàn và không nên e ngại. Hãy cứ tâm niệm trong đầu rằng bạn nhất định sẽ thành công!

Ngoài những hành vi phi ngôn ngữ của cơ thể cần phải chú ý, bạn cũng cần chuẩn bị trang phục phù hợp và ấn tượng khi xuất hiện trước công chúng. Ăn mặc phù họp và đúng cách! Việc này đôi khi nói dễ hơn làm. Điều quan trọng là không nên ăn mặc quá sơ sài cũng không nên quá chưng diện. Hãỹ lựa chọn trang phục phù họp với thính giả và đề tài đã chọn. Tuy nhiên, hãv nhớ nguyên tắc trọng tâm là phải ăn mặc thật thoải mái. Đó không phái là thòi điểm để diện đôi giày mới mua hay thứ gì đó quá chật. Nếu cảm thấy thoải mái, khả năng bán thân bị bồn chồn cũng sẽ hạn chế hơn.

Nếu bạn chọn phong cách ăn vận bên ngoài mang tính hài hước như mấy bộ đồ hóa trang của cô em gái mình, khán giả sẽ có thể bị phân tâm bởi quá nhiều công cụ minh họa trước mắt và họ cũng sẽ không có thái độ nghiêm túc nhìn nhận. Do vậy, cách tốt nhất là chỉ nên sử dụng một hoặc hai công cụ trình diễn đạt hiệu quả. Ví dụ, khi đang thực hiện bài thuyết trình về truyện cổ tích, nếu bạn cứ liên tục vẫy cây đũa thẩn để minh họa, thì thính giả có khả năng sẽ nhìn theo cây đũa thay vì chú ý đến những gì bạn đang nói. Nếu bài diễn văn của bạn nói vé chuyến đi nước ngoài, hãy thử mặc đổ như dân bản địa.

Ăn mặc thích hợp có thể giúp cho bài thuyết trình thêm thành công. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bộ đổ bạn mặc không quá gây chú ý đến nỗi khiến thính giả mất tập trung vào chủ để chính. Một bộ trong phục ngờ nghệch sẽ gây chú ý hơn làm khán giả bật cười, nhưng hãy chắc rằng đó không phải là điề đáng chú ý nhất mà họ nhớ về bài thuyết trình của bạn.

Tất cả những kỹ năng đề cập ở trên đều đòi hỏi nhiều thời gian và công sức diễn tập để có thể sử dụng thuần thục. Điều này hoàn toàn cần thiết vì nghiên cứu thực tế cho thây nếu bạn diễn thuyết một cách đầy tự tin và tích cực, nhưng ngôn ngữ cơ thể lại tố cáo rằng bạn đang e sợ hoặc lo lắng, thì có khả năng thính giả sẽ không còn tin vào những gì bạn vừa nói. Vì vậy, cần phải sử dụng ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện phi ngôn ngữ một cách tích cực, đúng phương pháp, đồng thời giọng nói truyền đạt thông điệp cũng phải rõ ràng, khi đó bạn mói thật sự thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang