nghi-luan-nguoi-nghe-si-dich-thuc-nguoi-nghe-si-co-tai-nang-bao-gio-cung-mang-den-cho-doi-mot-cai-gi-moi-mot-cai-gi-rieng-biet-chua-tung-co

Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, hãy làm sáng tỏ: Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn…

Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, hãy làm sáng tỏ: Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn…

1. Giải thích ý kiến.

Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn là cách nói giàu hình ảnh nhằm khẳng định vai trò, chức năng to lớn của văn học, nghệ thuật.

– Văn học có khả năng tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm hồn con người, khơi dậy những tình cảm trong sáng, lành mạnh, cao đẹp; làm cho tâm hồn con người trở nên phong phú, tinh tế, nhạy cảm; biết vui buồn trước mọi vui buồn của cuộc sống, biết yêu thương, trân trọng con người, trân trọng cái đẹp và biết căm hờn, đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải, sự công bằng,…

2. Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương để làm sáng tỏ ý kiến.

– Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Nói với con là bài thơ tiêu biểu của Y Phương.

a. Nói với con là bài thơ đã mở rộng khả năng của tâm hồn của bạn đọc:

– Bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng, cội nguồn hạnh phúc của mỗi con người chính là gia đình và quê hương. Từ đó thức tỉnh mỗi người phải biết sống gắn bó với gia đình, quê hương, xứ sở.

– Ngợi ca vẻ đẹp của “người đồng mình” người cha mong muốn con mình và cũng nhắn gửi mỗi người phải luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương.

– Bài thơ hướng con người đến lối sống mạnh mẽ, trong sáng, cao thượng, thủy chung, tình nghĩa với những gì gần gũi, thân thuộc, sẵn sàng lao động, cống hiến, biết vươn lên trong cuộc sống, sống cuộc đời có ý nghĩa, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

– Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình để mang một ý nghĩa khái quát: Nói với con không chỉ là bài thơ viết về tình phụ tử mà con là một thông điệp giàu giá trị nhân văn về một tư thế, một cách sống cao đẹp
ở đời.

b. Đặc sắc nghệ thuật của thi phẩm khi truyền tải những thông điệp giàu giá trị nhân văn để mở rộng khả năng của tâm hồn của bạn đọc:

– Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói giàu hình ảnh, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát. Các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác nhau phần nào góp phần không nhỏ vào việc diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thể hiện cảm xúc của người miền núi.

– Giọng điệu tha thiết, trìu mến, lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc triết lí sắc nhọn… tạo sự cộng hưởng hài hòa với những cung bậc tình cảm trong lời người cha truyền thấm sang con. Bố cục chặt chẽ, từ ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói hàng ngày của người miền núi. Nhìn chung, qua bài thơ, Y Phương đã lột tả cái hồn cốt trong bản sắc người dân tộc với tiếng thơ mang phong cách độc đáo.

3. Đánh giá, nâng cao.

– Bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi được viết từ năm 1948, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhưng ý kiến bàn về vai trò của văn nghệ với đời sống tâm hồn con người đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Ý kiến trên của Nguyễn Đình Thi thật đúng đắn và sâu sắc, khẳng định được tác dụng to lớn của văn chương: văn chương mở rộng khả năng của tâm hồn, hướng con người
đến chân, thiện, mỹ.

– Để nghệ thuật có khả năng mở rộng tâm hồn con người, nhà văn cần phải bám sát và nắm bắt những vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất của đời sống, bằng tài năng và tâm huyết của mình hãy sáng tạo nên những tác phẩm văn chương giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức, chứa đựng những thông điệp nhân văn sâu sắc có sức mạnh “thanh lọc”“nhân đạo hóa con người”. Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, nhà văn, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật.

– Người đọc cần thấy văn chương mở rộng khả năng của tâm hồn con người. Từ đó, có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ, nhà văn để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, văn chương sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang