Rèn luyện kỹ năng thuyết trình thành công trước đám đông
Bạn diễn tập là vì mong muốn bài thuyết trình của mình được cải thiện tốt hơn? Điều này còn phụ thuộc vào điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong lúc thuyết trình. Một thách thức mà hầu hết những người diễn thuyết đều phải đối mặt chính là làm cho thính giả chú ý lắng nghe. Dường như đây là điều quan trọng nhất mà mọi diễn thuyết gia đều cố gắng đạt được.
Thành công đến từ việc biết chủ động và đi tiếp sau đó và bền bỉ, hùng hồn thể hiện chiều sâu tình yêu của mình. Hành động đơn giản nào bạn có thể thực hiện hôm nay để tạo ra sức bật mới hướng đến thành công trong cuộc sống thì hãy làm ngay điều đó thay vì chờ đợi.
Điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là phải làm chủ âm lượng giọng nói. Có nhiều người khi mới bắt đầu diễn thuyết hoặc là nói quá nhỏ hoặc quá lớn. Do đó, bạn cần phải điều chỉnh âm lượng sao cho phù hợp với khán phòng. Hãy tập luyện bằng cách nhờ một người bạn di chuyển đến tùng khu vực quanh phòng để đánh giá xem bạn đang nói quá lớn hay quá nhỏ.
Tốc độ nói cũng là một mối quan tâm thiết yếu không kém. Vì khi bị đặt vào tình huống căng thẳng, ta hay có xu hướng nói nhanh. Thường thì những người diễn thuyết nghiệp dư gần như sẽ nói nhanh đến mức không ai có thể hiểu được họ đang nói cái gì.
Một mẹo nhỏ để kiểm soát được tốc độ nói là hãy dừng lại một chút để nhìn vào giấy ghi chú sau đó lại tiếp tục. Việc ngắt quãng đúng lúc sau mỗi luận điểm sẽ mang lại hiệu quả tiếp thu cao hơn. Bạn cũng có thể ghi lời nhắc vào giấy ghi chú để biết khi nào nên nói chậm lại hoặc dừng lấy hơi. Hãy hít thở thật sâu trước khi bắt đẩu bài diễn văn. Và nhớ phải ngắt nhịp đều đặn giữa các câu và nhóm từ dài. Ngoài ra cũng nên dừng lại lấy hơi khi chuyển đoạn, chuyển chủ để.
Đừng nhìn bao quát đám đông khán giả mà hãy hướng mắt vào một người, nói với người đó vài đoạn, sau đó dời mắt qua người khác. Làm lần lượt như vậy cho đến khi kết thúc. Hãy tạo ra vẻ tự tin cho bản thân rồi bạn cũng sẽ bắt đầu thấy tự tin thật sự.
Vào đêm trước buổi thuyết trình, hãy diễn tập trước gia đình hoặc bạn bè, và hỏi ý kiến phản hồi của họ. Hãy nắm cơ hội để phát biểu trong tập thể. Vì cứ mỗi lần đứng lên phát biểu trước mọi người là bạn đã có thêm kinh nghiệm đáng giá và giảm bớt căng thẳng cho bản thân. Chẳng bao lâu bạn sẽ cảm thấy điều đó là hoàn toàn tự nhiên.
Phát âm là một vấn đề khác gay go không kém đối với nhiều diễn thuyết gia trước đám đông. Hãy chắc rằng mọi thính giả bên dưới đều hiểu được những từ hay vấn đề mà bạn đang nói. Để làm được điều này, bạn có thể dùng cách cường điệu cử động môi để nhá chữ một cách rõ ràng hơn. Chú ý không dán chặt môi với răng hoặc để hai môi quá gần nhau khi đang nói. Nếu cần thiết có thể điều chỉnh giảm tốc độ nói lại để phát âm chính xác từ.
Hãy nói bằng giọng chuẩn phổ thông nếu bạn muốn tất cả mọi người đều lắng nghe và cảm thấy dễ chịu. Bất kì một sự khác biệt nào qua giọng nói đều có thể tạo nên sự phản cảm mà bạn không nghĩ tới hoặc không mong muốn. Hãy tạo điều kiện thuận lợi cho người nghe có thể thấu hiểu bạn khi họ tìm kiếm được điểm tương đồng qua giọng nói.
Nhấn từ đúng lúc cũng rất quan trọng khi diễn thuyết trước công chúng. Nên để ý những từ nào thích họp cần phải nhấn mạnh. Việc dừng lại trước hoặc sau một từ, một nhóm từ đều có thể biểu đạt sự nhấn mạnh. Nêu bạn diễn thuyết với một chất giọng đều đểu sẽ khiến mọi người cảm thấy không hứng thú, và điều tệ nhất là gây cho thính giả chán nản đến mức muốn bỏ đi, có trường họp họ thậm chí còn ngủ gục ngay tại chỗ!
Thính giả là những người vô cùng nhạy bén và họ sẽ không bao giờ muốn nghe những gì bạn nói nếu điều đó không gây được chút chú ý nào vói họ. Hãy cải thiện bằng cách uốn giọng. Đó là những lúc bạn thay đổi cách nói giọng lớn hom và mạnh hon ở những điểm quan trọng hoặc những sự việc mà bạn thấy cần có sự mãnh liệt để tác động người nghe. Sau đó hãy thấp giọng xuống ở điểm mang tính chất bi thương hay vấn đề đáng thất vọng, đáng hổ thẹn.
Chọn lọc từ là một phần quan trọng không kém khi bạn muốn truyền tái thông điệp của mình. Đừng sử dụng những từ giống nhau để mô tả về mọi thứ trong bài diễn văn, điều đó sẽ gây nhàm chán. Cách khắc phục là hãy tham khảo các chương trình quảng cáo trên tivi để tìm được những từ hay nhóm từ mang tính thuyết phục phù hợp.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng diễn thuyết trước công chúng thường được thực hiện trong bối cảnh trang trọng. Bạn cần phải sử dụng từ thích hợp chứ không thể dùng ngôn ngữ như khi nói chuyện với bạn bè. Thông thường ta hay có thói quen nói tiếng lóng, hoặc sử dụng những từ chuyên môn mà không phải ai cũng hiểu. Vậy nên khi thuyết trình, bạn cần phải cân nhắc xem những từ nào bạn bè hay sử dụng phổ biến nhưng lại không thích hợp khi nói trước công chúng? Hoặc những từ nào mà khi bạn nói mọi người tỏ thái độ không hiểu?
Hãy nghĩ đến những đối tượng thính giả có thể có, từ người lớn tuổi nhất cho đến trẻ nhất. Từ đó, cân nhắc lựa chọn những từ mà phần đông thính giả đều có thể hiểu được hết. Nếu bắt buộc phải sử dụng từ khó hoặc từ chuyên môn, hãy định nghĩa, giải thích rõ ràng những thuật ngữ đó. Trường họp nếu bạn quyết định dùng những từ với mục đích gây sốc cho thính giả thì hãy nắm chắc lý do tại sao muốn sử dụng nó và phái thật khéo léo, nếu không nó sẽ có tác dụng ngược không mong muốn. Hoặc nếu khống chắc chắn liệu những gì bạn nói có thích hợp hay không, thì hãy hỏi thầy cô, ba mẹ, hoặc quản thủ thư viện và giải thích cho họ biết mục đích của mình rồi hẵng quyết định.
Để chắc rằng bản thân có thể loại bỏ những từ đệm không cần thiết. Bạn nên diễn tập đọc bài diễn văn trong 1 phút. Việc này cần thêm hỗ trợ của một trọng tài và một người bấm giờ. Người diễn thuyết sẽ phải đứng trình bày mọi thứ trong 1 phút mà không được sử dụng bất kỳ từ đệm (tù ậm ờ) nào hay không được ngừng lâu, và không tự lặp lại hoặc ngừng chủ đề giữa chừng. Nếu người diễn thuyết phá luật, thì ngưòi bấm giờ tiếp tục bắt đầu lại một chủ đề mới.
Bạn có thể dùng chuông để trọng tài bấm reo nhắc nhở khi bạn phạm luật. Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng cũng khá phức tạp, và đồng thời có thể kiểm tra kỹ năng phản ứng của bạn. Nếu được, hãy áp dụng nó như một hoạt động nhóm, chắc chắn sẽ mang lại nhiều điều vui và bổ ích.
“Bệnh ậm ờ”, kéo dài âm hay ngắt quãng là một triệu chứng khá phổ biến đối với tất cả những người diễn thuyết. Đó là việc phát ra vô thức các từ đệm như “um”, “ừ”, “à”. Thường thì người ta hay dùng từ đệm khi muốn diễn đạt điểu gì đó, nhưng lại không biết dùng từ nào cho chính xác và đang phải cố tìm ra từ hoặc ý nghĩa thích hợp.
Những kiểu từ ậm ờ điển hình như “các bạn biết đấy”, “như là”, “à…”, “dù sao thì”, “vâng”, “yeah”, “đúng rồi” – và nhiều nhiều những từ khác nữa. Hoặc có đôi khi chỉ là một cái thở dài khó hiểu. Hầu như bất kỳ cá nhân nào cũng đều dùng từ ậm ờ trong đối thoại hàng ngày thậm chí mọi người còn không nhận ra là mình đang sử dụng chúng. Tuy nhiên, các từ đó sẽ bị để ý nhiều hơn khi bạn phải đứng diễn thuyết trước đám đông. Hậu quả là có thể dẫn tới phân tán sự tập trung hay gây nhàm chán cho thính giả. Vì vậy, bạn nên tự lắng nghe bài diễn văn của mình trước, thậm chí là thu âm lại, và đếm xem có bao nhiêu từ ậm ờ mình nói ra trong một phút. Sau đó cố gắng tự sửa thói quen dùng từ ậm ờ
Không có bí quyết nào riêng biệt cho những thành công nhất định ngưng luôn có cách tốt nhất để thực hiện chúng. Cicero, một nhà diễn thuyết vĩ đại người La Mã đã từng nói các nhà hùng biện nên có kiến thức rộng để bài diễn văn của họ hoàn mỹ và đầy đủ hơn. Ông cho rằng những nhà diễn thuyết vĩ đại là những người có khả năng sáng tạo, thích nói nhiều, những âm điệu rất hùng hôn và cuốn hút người nghe. Phần lớn trong họ đều có vẻ ngoài thân mật. Họ dùng niềm đam mê cùng sự nhiệt thành của mình để thuyết phục thính giả.