Soạn bài: Cách suy luận (Ren Sâm-Rít) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo
Nội dung chính: Đoạn trích đưa ra bốn bước trong phương pháp trứ danh của thám tử Hôm là tư duy phân tích đi đôi với kiến thức sâu rộng về khám phá hiện trường.
Suy ngẫm và phản hồi.
Câu 1: Có thể hoán đổi trình tự bốn bước thực hiện tư duy phân tích của Sơ-lốc Hôm hay không? Vì sao?
Trả lời:
– Không thể hoán đổi trình tự bốn bước thực hiện tư duy phân tích của Sơ-lốc Hôm.
– Vì đây là phương pháp gồm 4 bước được dẫn theo trình tự, có nguyên tắc, có quy luật. Khi đưa ra các nguyên nhân, giả thiết, cùng với sự suy luận mới có thể dẫn đến kết quả để giải thích các chi tiết, sự kiện.
Câu 2: Việc Ren-sâm Rít nêu ví dụ về quá trình phân tích chiếc đồng hồ của Hôm trong Dấu bộ tứ có tác dụng gì đối với bài viết?
Trả lời:
Việc Ren-sâm Rít nêu ví dụ về quá trình phân tích chiếc đồng hồ của Hôm trong Dấu bộ tứ có nhiều tác dụng quan trọng đối với bài viết:
– Minh họa cho phương pháp suy luận logic, làm nổi bật khả năng suy luận phi thường của Hôm.
– Tạo sự hứng thú cho người đọc, khẳng định tính chính xác của phương pháp Ót-khem
– Gợi ý cho người đọc cách áp dụng phương pháp suy luận logic vào cuộc sống.
Câu 3: Nêu một số giải pháp mà em có thể thực hiện để rèn luyện kĩ năng suy luận.
Trả lời:
Một số giải pháp mà em có thể thực hiện để rèn luyện kĩ năng suy luận.
– Trau dồi kiến thức bản thân.
– Đánh giá mọi việc một cách khách quan.
– Kết luận dựa trên dữ liệu thực tế.
– Tham gia các hoạt động thảo luận và thực hành phản biện để rèn kỹ năng suy luận thông qua việc lắng nghe và phản biện với ý kiến của người khác.
– Rèn luyện tư duy phản biện thông qua đọc và viết bài luận.
– Thực hành giải các bài toán logic để rèn kỹ năng tư duy logic và suy luận. Cố gắng tìm ra các mối liên hệ và giải thích các bước suy nghĩ của mình.