Soạn bài: Dế chọi (Bồ Tùng Linh) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Soạn bài: Dế chọi (Bồ Tùng Linh) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Câu 1. Tóm tắt nội dung câu chuyện theo diễn biến của các sự kiện trong văn bản và chi biết các sự kiện ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào?

Trả lời:

Tóm tắt theo sự kiện.

– Thời Tuyên Đức 1426-1435, Thành Danh – một chức dịch hiền lành không dám bổ báng làm nhiễu dân chúng vì nộp dế nên anh phải tự đi tìm dế chọi. Bi kịch của gia đình anh bắt nguồn từ đó.

– Thành Danh hiền lành nên không dám sách nhiễu dân chúng, lo lắng quá nên phải tự đi tìm dế. Tìm mãi không được, hạn nộp dế đã hết, Thành Danh bị quan phạt, bị đánh đập, lo lắng muốn tự vẫn.

– Vợ Thành Danh đi xem bói, biết nơi có dế tốt. Thành Danh đã bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng không may con Thành Danh làm dế bị chết. Bị mẹ mắng, nó sợ hãi nhảy xuống giếng và bị chết đuối.

– Thành mất con, mất dế. Sau khi con trai tỉnh dậy, sáng hôm sau Thành lại bắt được con dế có hình dạng kì quái: “hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài”, có vẻ đây là một con dế có thể giúp Thành thay đổi cuộc đời.

– Con Thành Danh sống lại nhưng vô hồn. Hồn con Thành Danh hoá thân vào con dế chọi. Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh.

– Vì có con dế hay dâng vua mà Thành Danh được học tiếp và thi đỗ tú tài. Gia đình Thành Danh được giàu sang phú quý, “Ruộng đồng trăm khoảnh… ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế, một năm sau con trai Thành Danh trở lại bình thường”.

– Thời gian: Câu chuyện xảy ra ở thời đầu Mãn Thanh (thời gian cụ thể)

– Không gian:

+ Không gian triều đình đời Tuyên Đức nhà Minh mê trò chọi dế, một thú vui chốn cung cấm.

+ Không gian nhà của Thành Danh.

+ Không gian kì ảo Đại Phật phía đông thông.

Câu 2. Câu chuyện trong văn bản cho thấy tục lệ dâng hiến dế quý cho quan lại, vua chúa đã tác động như thế nào đến đời sống của các hạng người trong xã hội đương thời?

Trả lời:

– Họ phải chịu đựng một cái lệ hay chính là một cái ách rất vô lý và tệ hại ( dâng hiến dế quý). Cái lệ đó làm họ lo lắng cực độ mỗi khi đến dịp cống nạp, họ mất ăn mất ngủ, tổn hại thời gian, công sức, tiền bạc, sức khỏe và cả tính mạng.

+ Cuộc sống của họ thật bấp bênh, phụ thuộc vào may rủi. Nói khác đi họ không thể làm chủ cuộc sống và vận mệnh của mình.

+ Quả thật, cảnh tượng hiến dế chọi đã làm nhiều gia đình tiêu tán gia sản, nhân lực, sức khỏe, thậm chí tính mạng nữa.

– Một con dế quyết định cuộc sống một con người ấy, ta thấy được sự khắc nghiệt của cuộc sống, sự thực về một xã hội coi tính mạng con người không bằng một sinh vật nhỏ bé.

Câu 3. Phân tích điểm tương đồng, khác biệt về số phận của nhân vật Thành Danh trước và sau khi tìm được dế quý dâng quan.

Trả lời:

 

Trước

Sau

Tương đồng– Khổ công bắt dế quý, chăm sóc cẩn thận.

– Sợ hãi và lo lắng vì đứa con vô tình làm chết con dế

– Đau khổ tuyệt vọng vì đứa con chết đi sống lại liên tục trải qua các trạng thái căng thẳng thần kinh, khi thì “lạnh toát xương sống”, khi thì “vật vã kêu trời muốn chết”, khi “như đứt hơi, tắc họng”, lúc lại “nằm dài, lòng buồn rười rượi”…

Khác biệt– Ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên, gia đình tiêu tán tài sản vì không tìm thấy dế quý

→ Bức tranh hiện thực của người dân ở thời đầu Mãn Thanh

– Vì một con dế có thể đổi đời do làm vừa lòng quan trên. ( Con sống lại, Thành giàu sang phú quý, con trai trở lại bình thường)

→ Bộc lộ bộ mặt tham quan của triều đình.

Câu 4. Chỉ ra một số biểu hiện của yếu tố kì ảo trong văn bản và tác dụng của yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm

Trả lời:

Yếu tố kì ảo:

– Tờ giấy bí ẩn của cô đồng.

– Chi tiết Thành Danh tìm bắt dế chọi.

– Chi tiết Thành Danh tìm bắt dế chọi lần hai.

– Con dế bé nhỏ nhưng sức lực khác thường, chiến thắng cả những con dế có sức vóc to hơn mình, thắng được cả con gà.

– Chi tiết con dế khi ở trong cung, mỗi lần nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt lại nhảy múa theo các tiết điệu.

– Chi tiết con trai của Thành Danh kể lại việc mình đã hoá dế lanh lẹ, chọi giỏi.

Tác dụng: Nhờ những chi tiết kì ảo chúng ta có thể thấy được rằng điểm nổi bật của tác giả muốn truyền tải đó là: chỉ nhờ một con dế cũng làm thay đổi cả một cuộc đời.

Câu 5. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Dế chọi là truyện truyền kì?

Trả lời:

– Đặc điểm của truyện truyền kì thể hiện qua các yếu tố: không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.

+ Thời gian truyền kì: Nhân vật con trai sống nhiều cuộc đời khác nhau ( con người à háo thân vào Dế chọi à nhập vào con người).

+ Nhân vật: Con người thực và nhân vật có phép lạ (Dế chọi, cô Đồng).

+ Cốt truyện: Từ đầu đến cuối truyện mọi tình tiết đều xoay quanh câu chuyện dế chọi. Truyện chỉ viết về một gia đình cụ thể là gia đình Thành Danh với những tình huống may rủi xen kẽ, tất cả đều gắn với chuyện tìm dế chọi, luyện dế chọi để cống nạp.

+ Có lời bàn của tác giả ở cuối truyện.

Câu 6. Theo em, nếu bỏ đi phần “lời bàn của tác giả” ở cuối truyện thì việc đọc hiểu truyện Dế chọi có khó khăn/ thuận lợi gì?

Trả lời:

Thuận lợi:

Cuối câu chuyện có trích lại câu nói của Dị Sử thị: “Họ Thành vì sâu mọt mà nghèo, nhờ dế chọi mà giàu, áo cừu ngựa tốt vênh vang, lúc làm lí chính bị trách phạt không nghĩ rằng mình được thế đâu. Trời đền đáp cho kẻ trưởng giả trọng hậu, tới nỗi tuần phủ tri huyện cũng được hưởng phúc ấm nhờ con dế. Thường nghe một người lên trời, gà chó cũng thành tiên, đúng lắm thay”.

Có thể sau khi đọc tác phẩm, nghe câu bình này, chúng ta nhận ra được kết thúc có hậu cho người hiền lành biết lo nghĩ cho người khác sẽ là những phần thưởng to lớn mà ông trời bạn tặng. Phúc khí của Thành Danh còn được lan đến cả tri huyện, những vị quan trên.

Có cái khen cũng có cái chê ở đây. Khen cho nhân vật sống một đời hiền lành chất phác. Chê cho cái xã hội tham quan không từ cách để hài lòng vua mà chà đạp lên nhân dân. Và cũng hướng tới một tương lai lo lắng, lo khi con người nhận và hưởng quá nhiều lợi ích, lương tâm cũng sẽ bị tha hóa.

Nhờ lời bàn của tác giả chúng ta thuận lợi hiểu sâu hơn về nội dung, đưa ra các đánh giá khác nhau của một câu chuyện.

Khó khăn: Nhiều từ ngữ cổ, không hiểu sâu về tầng lớp ý nghĩa và gây khó khăn cho người đọc, thậm chí hiểu sai ý nghĩa của câu chuyện

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang