soan-bai-mieu-ta-va-bieu-cam-trong-van-tu-su

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

I. Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự :

 1. Thế nào là miêu tả, biểu cảm ?

   – Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật khác làm cho người nghe, người đọc, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

   – Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống.

 2. Phân biệt  miêu tả trong văn bản miêu tả, biểu cảm trong văn bản biểu cảm với miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự :

  Cần phân biệt ở mục đích

  – Mục đích của bài văn miêu tả là miêu tả cho rõ, cho hay.

  – Trong văn tự sự thì kể chuyện cho rõ ràng, trôi chảy, hấp dẫn mới là mục đích. Miêu tả chỉ là phương tiện giúp cho việc tự sự được cụ thể, sinh động, lí thú hơn.

  3. Căn cứ vào sự thuyết phục của văn bản đối với người đọc để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

  4. Phân tích ngữ liệu :

   – Là đoạn tự sự vì có các yếu tố : nhân vật, sự việc, có người dẫn chuyện.

   – Miêu tả : mang lại một không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao trên trời, chỉ còn nghe tiếng suối reo, cỏ mọc, tiếng kêu của loài côn trùng. Có hai người đang thức trắng dõi theo nhìn sao.

   – Biểu cảm : vẻ bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhưng anh ta vẫn giữ được mình. Anh tưởng cô gái ngồi cạnh anh cũng là vẻ đẹp của ngôi sao đậu xuống vai anh và thiêm thiếp ngủ.

   – Các yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật và lòng người.

II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự :

 1. Chọn và điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống :

   a. Liên tưởng.

   b. Quan sát.

   c. Tưởng tượng.

 2. Không chỉ quan sát trong miêu tả mà phải liên tưởng, tưởng tượng mới tạo được cảm xúc.

  – Quan sát : Trong đêm…

  – Tưởng tượng : Cô gái…

  – Liên tưởng : Cuộc hành trình trầm lặng…

 3. Những cảm xúc, những rung động được nảy sinh từ :

  – Từ sự quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế.

  – Từ sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức.

  – Từ những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc đang lay động trái tim người kể.

III. Luyện tập

    Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) chủ đề tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang