song-hay-khong-song-do-la-van-de-trich-ham-let-uy-li-am-sech-xpia-bai-5-ngu-van-11-tap-1-ket-noi-tri-thuc

Sống, hay không sống – đó là vấn đề (Trích Hăm-lét, Uy-li-am Sếch-xpia) (Bài 5, Ngữ văn 11, tập 1, Kết Nối Tri Thức)

Đọc hiểu văn bản:

Sống, hay không sống – đó là vấn đề
(Trích Hăm-lét, Uy-li-am Sếch-xpia)

* Nội dung chính: Hoàng tử Hăm-let giả điên để che giấu những suy nghĩ và toan tinh liên quan đến nguyên nhân cái chết đột ngột của vua cha và hành động ám muội của Clô – đi – út.

I. Trước khi đọc.

Câu hỏi. Theo bạn, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh có khi nào ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời?

Trả lời:

– Theo em, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh có thể ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời là vì: sự khốn khổ của hoàn cảnh không phải khi nào cũng khiến con người bị ủy mị, chán nản mà đôi khi, nó chính là nguồn động lực chính giúp con người vượt qua hoàn cảnh, tự giải thoát cho chính bản thân mình.

II. Đọc văn bản.

Câu 1. Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?

Trả lời:

– Bầu không khí xã hội bao quanh Hăm-lét: Mọi người người xung quanh chàng đều cố gắng dò xét xem chàng có thật điên khùng hay chỉ giả điên.

Câu 2. Sự xung đột với cả thời đại đã để lại dấu ấn như thế nào trong nội tâm Hăm-lét.

Trả lời:

– Nội tâm Hăm-lét: Tràn ngập sự căm phẫn và chán ghét cuộc sống, suy nghĩ duy nhất của chàng chỉ là trả thù. Tuy nhiên, chàng vẫn đủ sáng suốt để đề phòng trường hợp đây là một linh hồn tà ác hiện lên để xúi giục chàng làm điều bậy, hòng kéo linh hồn của chàng xuống Địa Ngục.

Câu 3. Chú ý sự khác biệt giữa lời Hăm-lét nói với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại.

Trả lời:

Lời nói của Hăm-lét với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại có sự đối lập với nhau.

– Lời nói của Ô-phê-li-a chứa đầy sự quan tâm, lo lắng dành cho chàng

– Lời nói của Hăm – lét chứa đựng sự ghét bỏ, thờ ơ và thi thoảng có phần cay nghiệt khiến nàng phần nào bị tổn thương sâu sắc.

Câu 4. Chú ý việc thể hiện ý thức của Hăm-lét về mối quan hệ giữa nhan sắc và đức hạnh trong thời đại đảo điên.

Trả lời:

– Hăm-lét ý thức được nhan sắc và đức hạnh là điều nghịch lí. Thế nhưng hiện tại, nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể nào kép nhan sắc vào khuôn khổ nết na. Ngay cả Ô-phê-li-a của hiện tại cũng vậy, nàng cũng chỉ đang dò la về thái độ của Hăm – lét cho nhà Vua và Hoàng hậu, chứ sự thật cũng không có ý gì tốt đẹp ở đây. Nhan sắc thì như vậy, nhưng đức hạnh thì đã thay đổi như chính tấm lòng của con người vì những toan tính cá nhân hay nghịch cảnh chi phối, mọi thứ đều có thể thay đổi.

III. Sau khi đọc.

Câu 1. Xác định ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện?

Trả lời:

– Ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện: đều nói về cuộc gặp gỡ giữa các quan với chàng về việc thăm bệnh cho chàng. Còn vua và hoàng hậu thì thể hiện sự quan tâm đến chàng.

– Các lời thoại trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy được thái độ của các nhân vật đối với Hăm – lét. Nhà vua, hoàng hậu đều cố gắng tra xét xem Hăm-lét có thật sự bị điên hay không.

Ta thấy được sự độc ác, toan tính thâm độc của các nhân vật.

Câu 2. Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại. Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia làm mấy phần, nội dung từng phần là gì?

Trả lời:

– Nhận xét: Tâm trạng của Hăm – lét rất hỗn loạn, chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất.

– Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ “Sống, hay không sống-đó là vấn đề… quý hơn?”): sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết → Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ

+ Phần 2 (Tiếp… chưa hề biết tới?): Nghĩ về cái chết → Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hăm-lét

+ Phần 3 (còn lại): Suy nghĩ về cuộc đời → Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hăm-lét trong hoàn cảnh éo le của chính mình.

Câu 3. Có thể xác định cách hiểu của Hăm-lét về “sống” và “không sống” như thế nào?

Trả lời:

– Theo Hăm-lét “sống” “không sống” mang khái niệm trừu tượng: chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại, hay là chúng ta đấu tranh lại nó và kéo theo bao đau khổ cho người khác.

Đây là xung đột về mặt nội tâm của của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng với lý tưởng nhân văn. Đây là một cách hiểu khá sáng tạo và mang theo tầm nhìn lớn, khi nhân vật đang đấu tranh tư tưởng giữa việc nên báo thù hay không.

Câu 4. Nêu lí do khiến Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ”.

Trả lời:

– Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” vì chàng đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên chịu đựng hay là cầm vũ khí vùng lên.

– Theo Hăm-lét sống là phải chiến đấu để tiêu diệt khổ đau, khôi phục lại trật tư làm cho cái thời đại đảo điên tan tác trở nên ngay ngắn, vững vàng.

Lí do khiến Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mã suy nghĩ”: Vì cái chết có thể chấm dứt mọi khổ đau, những hận thù nhưng nó là sự đánh dấu kết thúc của một cuộc đời, con người sẽ chẳng thể làm gì. Bằng tình thần chính nghĩa của mình, Hăm-lét nghĩ mình phải có nghĩa vụ cứu rỗi mọi người, trừ khử cái xấu xa, độc ác, giành lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người.

Câu 5. Phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu. Theo bạn, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” gì ở cõi “mênh mang sau khi chết”?

Trả lời:

– Ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu là:

+ Những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức, kiêu căng của kẻ bạo hành, sự trì chậm của công lí…

+ Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.

– Những “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết” là: gặp lại những người thân yêu của mình, những người đã bị chết oan bởi những người tàn ác kia trong khi Hăm-lét chưa trả thù được cho họ.

Câu 6. Hăm-lét đã nhận thức như thế nào về nguyên nhân tình trạng do dự, không thể hành động quyết đoán của mình? Dựa vào phần tóm tắt vở kịch, hãy cho biết Hăm-lét đã làm gì sau khi nhận thức được bản chất vấn đề?

Trả lời:

– Nhận thức của Hăm-lét: Hăm-lét đã nhận thức về nguyên nhân tình trạng do dự, không thể hành động quyết đoán của chính mình: Nguyên nhân của tình trạng do dự xuất phát từ nhận thức của bản thân Hăm-lét, bởi tấm lòng cao thượng và đầy nhân nghĩa của chàng.

– Dựa vào phần tóm tắt vở kịch, sau khi nhận thức được bản chất vấn đề,  Hăm-lét đã: quyết định biến mọi sự khổ đau thành động lực, gánh vác trách nhiệm của mình, phải tiếp tục đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu xa, giải thoát cho cuộc sống của mọi người dù cho có phải tạo ra một cuộc gió tanh mưa máu, chàng cũng nhất định phải hành động, hoàn thành sứ mệnh của mình.

Câu 7. Chỉ ra tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét. Theo bạn, trong xã hội hiện đại, xung đột đó có còn tồn tại hay không? Căn cứ để ạn nêu ý kiến về vấn đề này là gì?

Trả lời:

– Bi kịch trong lời độc thoại của Hăm-lét: Sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lí tưởng nhân văn.

+ Khi nghĩ về hiện thực xấu xa của xã hội, Hăm-lét muốn “cầm vũ khí vùng lên” bằng kế hoạch chàng đã tính toán sẵn.

→ Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. Đồng thời tác giả cũng ngầm phản ánh hiện thực đương thời, tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác hoành hành khiến trí tuệ cũng phải “phát điên”.

+ Nhận thấy kẻ thù và tay sai của hắn là một thế lực lớn, Hăm-lét đã có những suy xét, vận dụng trí thông minh thay vì công khai trực chiến. Chàng quyết định giả điên để tay chân của kẻ địch giảm sự hoài nghi → kế hoạch mang tính chiến thuật cao → Thái tử là một người thông minh, có đầu óc suy đoán hơn người → Thể hiện vào niềm tin vào công lý của tác giả.

– Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột này vẫn còn tồn tại. Bởi vì ngày nay, những hiện thực xấu xa với lí tưởng nhân văn vẫn còn mâu thuẫn gay gắt, chưa có cách giải quyết triệt để.

→  Tính chất bị kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét: Đó là sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì trách nhiệm. Thật khó để cân bằng cả hai.

– Trong xã hội hiện đại, xung đột đó có còn tồn tại. Căn cứ vào thực tế cuộc sống để em nêu ý kiến về vấn đề này. Ví dụ: Đối với học sinh thì có lẽ ai cũng muốn có thời gian để đi chơi, sống vì bản thân nhưng vì sự nghiệp học hành nên phải từ bỏ cuộc sống theo ý mình, luôn cố gắng học tập tốt với hy vọng về một tương lai tươi sáng.

IV. Kết nối đọc – viết.

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét được thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề.

Đoạn văn tham khảo 1:

Hăm-lét là một hoàng tử có chuẩn mực, tài giỏi và là một người có trách nhiệm. Dù cuộc sống của chàng có đầy rẫy khổ đau, bất hạnh, chàng vẫn mạnh mẽ, mưu trí để vượt qua nó một cách hoàn hảo và ít thương tổn nhất. Chàng cũng muốn có cuộc sống của riêng mình và đã từng có suy nghĩ từ bỏ. Nhưng nhìn ngoài kia, những người đang đau khổ vì cái ác, sự bất công của xã hội, sự đàn áp của kẻ xấu xa khiến chàng không thể sống cuộc sống cho riêng mình. Chàng đặt trách nhiệm cho mình, phải giải phóng bản thân, con người ra khỏi bể khổ này, đó cũng chính là cách chàng tự giải phóng cho chính mình. Đó là tính cách của một con người quật cường, luôn kiếm tìm ánh sáng cho chính mình và chúng ta nên học tập tính cách, tinh thần lạc quan và quật cường của Hăm-lét.

Đoạn văn tham khảo 2:

Qua đoạn trích, em thấy Hăm-lét là một người chuẩn mực, tài giỏi, đặc biệt chàng là một người có trách nhiệm. Chàng cũng giống nhu bao nguòi khác, muốn có cuộc sống của riêng mình. Nhưng nhìn ngoài kia, những người đang đau khổ vì cái ác, sự bất công của xã hội, sự đàn áp của kẻ xấu xa khiến chàng lại quên đi bản thân, không thể sống cuộc sống cho riêng mình. Dù cuộc sống của chàng có đầy rẫy khổ đau, bất hạnh, chàng vẫn mạnh mẽ, mưu trí để vượt qua nó một cách hoàn hảo và ít thương tổn nhất. Chàng không chọn cho mình cuộc sống nhẹ nhàng mà luôn đặt trách nhiệm cho mình, phải giải phóng bản thân, con người ra khỏi bể khổ này, đó cũng chính là cách chàng tự giải phóng cho chính mình. Chàng luôn kiếm tìm ánh sáng cho cuộc đời không những cho mình mà còn cho những người khác nữa. Chúng ta nên học tập tính cách, tinh thần lạc quan và quật cường của Hăm-lét.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang