»» Nội dung bài viết:
Từ ý thơ “Nói với con”, hãy suy nghĩ về cách thể hiện tình yêu quê hương của mỗi con người
- Mở bài:
Ra- xum Gam-za-tôp từng nói: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”. Nhà thơ Y phương trong bài thơ “Nói với con” cũng đã có những cảm nhận sâu sắc về vai trò của quê hương đối với sự trưởng thành của mỗi con người, nhắc nhở chúng ta sống phải có trách nhiệm đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
- Thân bài:
1. Giải thích: Quê hương là gì?
– Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, có nhiều kỉ niệm thời thơ ấu, là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta trong quá trình trưởng thành, là nguồn cội của mỗi con người. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc.
– Bài thơ “Nói với con” của Y Phương là lời người cha nói với con về ý chí nghị lực và khát vọng xây dựng quê hương của người đồng mình. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình : Tự đục đá kê cao quê hương. Đó cũng chính là cách thể hiện tình yêu quê hương của mỗi con người.
2. Bàn luận về cách thể hiện tình yêu quê hương:
– Mỗi người đều có cách thể hiện tình yêu quê hương khác nhau. Tình yêu quê hương được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, nó được biến thành việc làm và hành động cụ thể:
+ Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương.
+ Tình yêu quê hương luôn gắn với tình yêu gia đình, yêu xóm làng và yêu đất nước.
+ Luôn có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp
+ Phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương…
+ Không chê bai phản bội quê hương
+ Phê phán những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, làm thay đổi dáng vẻ quê hương…
3. Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương:
+ Xây dựng quê hương bằng bàn tay, khối óc, bằng những đóng góp cho cuộc sống …
+ Tu dưỡng đạo đức, tích lũy và trau dồi kiến thức.
+ Làm đẹp quê hương trong cách ứng xử cuộc sống hàng ngày…
+ Giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương.
+ Không ngừng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống để làm rạng danh gia đình, dòng họ, mái trường – đó cũng là cách thiết thực nhất để làm rạng danh quê hương, đất nước.
+ Biết biến thực tế khó khăn thành mục tiêu nỗ lực và cố gắng vươn lên trong cuộc sống
+ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình…
+ Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc.
- Kết bài:
“Quê hương nếu ai không nhớ / Sẽ không lớn nổi thành người” (Đỗ Trung Quân). Ai lãng quên quê hương là đã tự đánh mất đi nguồn cội và quá khứ của mình. Việc đó cũng chẳng khác đánh mất linh hồn, sống vong ân bội nghĩa, cuộc sóng cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Hay