Suy nghĩ của em về sức mạnh phản kháng của nhân vật chị Dậu trong đoạn văn Tức nước vỡ bờ trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố
- Mở bài
Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng giai đoạn 1930-1945. Với sự ra đời của tiểu thuyết Tắt đèn (1939), lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng điển hình về người phụ nữ nồng dân với những phẩm chất quý báu. Đó là nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Đoạn trích Tức nước vợ bờ thể hiện tập trung nhất, rõ ràng nhất tính cách và sức mạnh phản kháng của nhân vật chị Dậu trong tình cảnh khốn cùng.
- Thân bài
Chị Dậu là một người vợ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng.Chỉ vì không có tiền nộp cho xuất sưu của anh Sửu, người em trai đã chết từ năm ngoái, anh Dậu bị bọn sai nha đánh cho thừa chết thiếu sống. Buổi chiều, chúng lôi anh về rũ rượi như một cái xác chết.
Thương chồng bị hành hạ, nhưng chị Dậu cũng không biết làm thế nào. Chị đã bán đàn chó, bán cả đứa con gái đâu lòng mà vẫn không đủ tiền xoay sở. Tình cảnh thật là khốn khổ, bi đát. Thương tình, bà lão hàng xóm cho bát gạo để chị nấu cháo cho chồng ăn. Mấy ngày nay, cả nhà không ăn gì rồi. Anh Dậu bị đánh thế kia sợ không cầm cự nổi. Mấy đứa nhỏ đói khát đến phờ phạc. Tình thế của gia đình chị Dậu không những khốn khó mà còn hết sức nguy kịch.
Tất cả hi vọng đều trông cậy vào chị Dậu cả. Chị hiểu điều đó. Thế nên, chị không màng đến bản thân. Cháo chín, chị múc ra la liệt cho mau nguội để chồng và con ăn. Đứa con vì đói quá húp cháo soàn soạt. Anh Dậu dẫu bị đau nhưng vì thương vợ cũng gắng gượng ngồi dậy cố ăn một miếng. nhìn thấy cảnh ấy, chị Dậu rươm rướm nước mắt. Chị không ăn vì chị còn khỏe. Chị muốn dành cả cho chồng cho con.
Khi bọn sai nha hầm hập kéo đến, chúng quyết bắt trói anh Dậu lôi ra đình đánh tiếp, chị Dậu van xin không được đã quyết liệt chóng lại chúng. Chị bất chấp tai họa thế nào chỉ để cứu anh Dậu ngay trong lúc nguy kịch này.
Một người phụ nữ nông dân đã yêu thương chồng con như thế ấy, đã mạnh mẽ như thế ấy khiến kẻ cường quyền kia phải nể sợ. Chị đã khiến chúng vô cùng bất ngờ vì trong cái làng này, chưa có một người phụ nữ nào (kể cả là đàn ông) dám cãi lời hay chống lại chúng.
Chị Dậu là người phụ nữ dũng cảm dám đứng lên chống lại áp bức, bất công. Lúc đầu, như lẽ bình thường, chị cố gắng nhẫn nhục, van xin tên cai lệ để hắn động lòng thương mà tha cho anh Dậu. Thế nhưng, chị càng van xin, chúng càng hống hách và dữ tợn hơn. Như những con thú không có tính người, chúng hô hét ầm ĩ, rồi sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu. Biết điều không hay sắp xảy đến, chị Dậu sợ đến xám mặt tiếp tục cầu khẩn, giải bày nhưng vẫn không thể khơi được từ tâm vốn đã khô kiệt bên trong bọn ác nhân ấy.
Chúng ào ạt xông tới. Chị ngăn cản, cảnh cáo bằng lời:
– Chồng tôi đau ốm, các ông không được làm thế.
Từ vị thế kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị thế của người trên để mắng chửi chúng cho hả giận. Rồi chị ngăn cản bằng hành động: đỡ lấy tay tên cai lệ. Bị ngăn cản, như một phản xạ quen thuộc của bọn sai nha, cai lệ bịch vào ngực chị mấy cái đau điếng.
Quá giận dữ và bất lực trước sức mạnh của đạo lí nhân tình, chị Dậu nghiến răng quyết liệt chống lại chúng. Chị ra lời thách thức, bắt đầu một cuộc đối đầu không cân sức:
– Mày đánh chồng bà, bà cho mày xem.
Hành động chống trả quyết liệt của chị Dậu chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi, không sợ cái xấu, cái ác, cường quyền. Đây mới chỉ là hành động bộc phát, chưa phải là sự vùng lên của một người dân đã được giác ngộ cách mạng. Thế nhưng, nó cũng mở ra một hướng đi mới cho những người nông dan cùng khổ, bị đè nén đến cùng cực trong xã hội thực dân phong kiến đương thời.
Có thể sau đó, chị Dậu bị đàn áp, bị bắt bớ, xử phạt nặng nề hơn nhưng hành động của chị đã cứu sống anh Đậu, đã cảnh tỉnh bọn ác nhân, đã chứng minh rằng người nông dân cùng khổ nếu không vùng lên cũng sẽ chết trong chính sự cam chịu yếu đuối, nhu nhược của mình.
- Kết bài
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn đã dành tình cảm ưu ái, xót thương và cảm phục cho nhân vật chị Dậu. Sức mạnh phản kháng của chị Dậu khởi đầu cho những phẫn uất của người nông dân trước cách mạng quyết vùng lên vượt thoát ra khỏi cảnh sống ngột ngạt, bế tắt, tìm lấy con đường sống trong tăm tối mịt mù.
- Suy nghĩ về số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao
- Cảm nghĩ về hành động phản kháng tất yếu của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ“ thương con, yêu chồng tha thiết; tính vị tha và đức hi sinh cao cả của nhân vật chị Dậu
- Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)
phình phường