Ý nghĩa câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”
- Mở bài:
– Giới thiệu chủ đề nghị luận: Giữa nhân cách, nhân phẩm, đạo đức và học vấn, tri thức, trí tuệ, tài năng có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Thế nhưng, chính nhân cách tốt đẹp, đạo đức cao cả mới là yếu quyết định giá trị của con người.
– Giới thiệu câu tục ngữ: Nhằm khẳng định tầm quan trọng của nhân cách, nhân phẩm, đạo đức, người xưa có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
– Nêu nhận xét khái quát: Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, một bài học sâu sắc về cách tu dưỡng nhân cách, đạo đức và trí tuệ, tài năng ở con người.
- Thân bài:
1. Giải thích câu tục ngữ.
– “Tiên học lễ”: nghĩa là trước hết phải học lấy lễ nghĩa, xây dựng đạo đức, lối sống trong sạch, cách ứng xử, sự kính trọng với mọi người, có nhận cách, nhân phẩm tốt đẹp; sống đúng với lễ nghi, văn hóa, truyền thống của dân tộc.
– “Hậu học văn”: có nghĩa là sau đó mới học tập, bồi dưỡng học vấn, tri thức, trí tuệ, tài năng trở thành người hiểu biết, tài giỏi, giúp ích cho đời.
⟶ Ý nghĩa: Câu tục ngữ khẳng định rằng trước khi học kiến thức, con người cần rèn luyện đạo đức, phẩm chất tốt đẹp. Mỗi chúng ta muốn trở thành người có ích cho xã hội cần phải rèn luyện cả đức lẫn tài, phải có nhân cách cao thượng, có tâm hồn trong sáng và có sự hiểu biết rộng rãi.
2. Bàn luận về ý nghĩa câu tục ngữ.
– Lễ nghĩa tốt đẹp phù hợp với văn hóa, phong tục của dân tộc là nền tảng của nhân cách tốt đẹp của con người: Nếu một người giỏi tri thức nhưng không có đạo đức, họ có thể sử dụng kiến thức sai mục đích, gây hại cho xã hội.
– Có tri thức, tài năng mà không biết lễ nghĩa, không biết nhường nhịn sẽ trở thành vô dụng: Như Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Một người tài giỏi nhưng thiếu đạo đức có thể gây tổn hại cho cộng đồng.
– Trong thực tế: Những người thành công không chỉ nhờ tài năng mà còn bởi đạo đức và cách đối nhân xử thế.
+ Trong giáo dục, học sinh không chỉ học kiến thức mà còn cần rèn luyện đạo đức, biết kính trên nhường dưới, lễ phép với thầy cô, yêu thương bạn bè.
+ Trong xã hội, mỗi người cần tu dưỡng nhân cách, ứng xử đúng mực, trung thực và trách nhiệm.
3. Bàn luận mở rộng.
– Nhân cách, nhân phẩm, đạo đức và học vấn, trí tuệ là những yếu tố không thể thiếu ở mỗi con người. Trong cuộc sống, một số người có trí tuệ, tài năng nhưng đạo đức kém cỏi, không những không đem tài năng giúp ích gì cho xã hội mà còn chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác, của tập thể làm giàu riêng mình. Những kẻ như thế sớm muộn gì cũng bị pháp luật trừng trị, nhận lấy hậu quả thích đáng.
- Kết bài:
– Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là một lời dạy sâu sắc, có giá trị bền vững trong việc hình thành nhân cách con người. Trong bất kỳ thời đại nào, đạo đức vẫn luôn là nền tảng quan trọng để mỗi người phát triển toàn diện và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
– Rút ra bài học, liên hệ bản thân: Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Là học sinh, muốn thành công, trước tiên chúng ta cần rèn luyện đạo đức, sau đó mới trau dồi kiến thức. Một con người toàn diện không chỉ giỏi về tri thức mà còn phải có nhân cách tốt.
Bài văn tham khảo 1:
- Mở bài:
Từ ngàn đời nay, dân tộc Việt Nam luôn đề cao giáo dục và coi trọng đạo đức. Một trong những bài học quan trọng được ông cha ta đúc kết chính là “Tiên học lễ, hậu học văn” – một nguyên tắc giáo dục sâu sắc, nhấn mạnh rằng đạo đức phải đi trước, tri thức phải đi sau. Câu tục ngữ không chỉ là kim chỉ nam trong giáo dục mà còn là bài học làm người vô cùng quý báu.
- Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
Câu tục ngữ chia thành hai vế: “Tiên học lễ” có nghĩa là trước tiên phải học lễ nghĩa, đạo đức, cách đối nhân xử thế. “Hậu học văn” nghĩa là sau khi đã rèn luyện phẩm chất đạo đức, con người mới tiếp thu kiến thức, tri thức, học vấn. Như vậy, ông cha ta nhấn mạnh rằng trong quá trình học tập và trưởng thành, đạo đức phải được đặt lên hàng đầu, bởi chỉ khi có phẩm chất tốt đẹp, con người mới có thể sử dụng tri thức đúng đắn và có ích cho xã hội.
2. Bàn luận về ý nghĩa câu tục ngữ
Con người cần học tập và bồi dưỡng lễ nghĩa, đạo đức, cách đối nhân xử thế trước khi rèn luyện kiến thức, tri thức, học vấn. Trong cuộc sống, tri thức là quan trọng, nhưng đạo đức mới là nền tảng để con người trở thành người tốt, sống có ích. Một người có kiến thức uyên thâm nhưng không có đạo đức có thể dùng tri thức để làm điều sai trái, gây hại cho xã hội. Ngược lại, một người có phẩm hạnh tốt sẽ biết cách vận dụng tri thức để mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Lịch sử đã chứng minh rằng những vĩ nhân vĩ đại không chỉ là người giỏi giang mà còn là tấm gương đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ kính yêu của dân tộc, không chỉ là người tài ba mà còn nổi tiếng với lối sống giản dị, nhân hậu, hết lòng vì dân. Ngược lại, có những người tuy học rộng tài cao nhưng vì thiếu đạo đức mà trở thành mối nguy cho xã hội, như những kẻ lợi dụng tri thức để tham nhũng, lừa đảo. Điều đó cho thấy, nếu chỉ học “văn” mà không có “lễ”, con người dễ sa ngã và gây hại cho cộng đồng.
Trong thời đại hiện nay, câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn giữ nguyên giá trị. Một nền giáo dục tiên tiến không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn phải bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cho học sinh. Nhà trường không chỉ dạy toán, văn, khoa học mà còn giáo dục về lòng nhân ái, tôn trọng, trung thực, kỷ luật.
Bản thân mỗi học sinh cũng cần hiểu rằng học giỏi thôi chưa đủ, mà còn phải rèn luyện lòng biết ơn, sự hiếu thảo, tôn trọng thầy cô, yêu thương bạn bè và có trách nhiệm với xã hội. Một học sinh có điểm số cao nhưng vô lễ với cha mẹ, thầy cô, sống ích kỷ, gian lận trong thi cử thì không thể trở thành một công dân tốt. Vì vậy, rèn luyện đạo đức chính là bước đầu tiên để trở thành người có ích cho xã hội.
3. Bàn luận mở rộng.
Tuy nhiên, cũng không nên quá đề cao việc bồi dưỡng lễ nghĩa, đạo đức, cách đối nhân xử thế một cách máy móc mà xem nhẹ việc rèn luyện kiến thức, tri thức, học vấn, tài năng. Như Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tài và đức cần phải đi đôi với nhau. Bởi thế,C cần phải phát triển toàn diện bản thân để có thể cống hiến tốt nhất cho xã hội, đất nước.
- Kết bài:
Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” không chỉ là một nguyên tắc giáo dục mà còn là bài học làm người quan trọng. Đạo đức chính là nền tảng để tri thức được sử dụng đúng đắn và phát huy giá trị. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện nhân cách trước khi trau dồi tri thức, để trở thành người có ích, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp và văn minh hơn.
Bài văn tham khảo 2:
- Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu tục ngữ: Tiên học lễ Hậu học văn. (Học sinh lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình).
Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa cau tục ngữ.
– “Tiên học lễ”: Con người trước hết phải rèn luyện, trau dồi lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách bản thân ta phải tự hướng ta về những truyền thống đạo đức vốn có từ lâu đời của dân tộc.
– “Hậu học văn”: con người cũng cần phải rèn luyện kiến thức, trình độ chuyên môn cao, nắm vững khoa học kĩ thuật hiện đại.
→ Ý nghĩa: Mỗi chúng ta muốn trở thành người có ích cho xã hội cần phải rèn luyện cả đức lẫn tài, phải có nhân cách cao thượng, có tâm hồn trong sáng và có sự hiểu biết rộng rãi.
2. Bàn luận về ý nghĩa câu tục ngữ.
– Mỗi con người cần rèn luyện cho mình một đạo đức tốt, một phẩm chất tốt, luôn đối xử đúng mực và giúp đỡ, chan hòa với người xung quanh ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và cuộc sống sẽ vui vẻ hơn.
– Khi chúng ta có kiến thức tốt thì sẽ làm tốt công việc của bản thân và sẽ tiến gần hơn đến thành công, giúp ích cho xã hội.
– Nếu con người vừa có tấm lòng nhân hậu, phẩm chất tốt và có kiến thức, kĩ năng thì sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội và sớm muộn cũng đạt đến đỉnh vinh quang, được người đời kính nể và học tập.
3. Bàn luận mở rộng.
– Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người có đạo đức không tốt, đi ngược với tiêu chuẩn của xã hội, làm những việc xấu xa gây ảnh hưởng nặng nề đến xã hội. Lại có những người không chịu trau dồi kiến thức mà lười biếng, dựa dẫm vào người khác,… những người này đáng bị xã hội lên án và phê phán.
- Kết bài:
– Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta những bài học có giá trị to lớn, ý nghĩa đối với mỗi người trong mọi thời đại. Vì vậy, chúng ta phải không ngừng cố gắng rèn luyện đạo đức và học tập để trở thành người có ích.
Bài tham khảo 3:
- Mở bài:
Học tập là quá trình bền bỉ và lâu dài của con người. Mỗi chúng ta nếu không học tập sẽ không trở thành người có ích cho xã hội. Học tập đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Để răn dạy con người về tầm quan trọng của việc học tập kiến thức cũng như học cách làm người, ông cha ta đã có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
- Thân bài:
“Tiên học lễ” là việc con người trước hết phải rèn luyện, trau dồi lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách bản thân ta phải tự hướng ta về những truyền thống đạo đức vốn có từ lâu đời của dân tộc. “Hậu học văn” là việc con người cũng cần phải rèn luyện kiến thức, trình độ chuyên môn cao, nắm vững khoa học kĩ thuật hiện đại. Ý kiến khuyên nhủ con người rằng: Con người trước tiên cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một người tốt. Sau đó mới học văn hóa, học những trí thức của nhân loại để làm người có ích. Mỗi chúng ta muốn trở thành người có ích cho xã hội cần phải rèn luyện cả đức lẫn tài, phải có nhân cách cao thượng, có tâm hồn trong sáng và có sự hiểu biết rộng rãi.
Học tập là việc cả đời của mỗi người, chúng ta không chỉ học kiến thức trong sách vở mà còn phải học cách làm người, trau dồi cho mình một nhân phẩm tốt để trở thành người có ích. Mỗi con người cần rèn luyện cho mình một đạo đức tốt, luôn đối xử đúng mực và giúp đỡ, chan hòa với người xung quanh sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và cuộc sống sẽ vui vẻ hơn. Ngoài việc có một nhân cách, đạo đức tốt, chúng ta cần có kiến thức vững vàng, khi chúng ta có kiến thức tốt thì sẽ làm tốt công việc của bản thân và sẽ tiến gần hơn đến thành công, giúp ích cho xã hội. Nếu con người vừa có tấm lòng nhân hậu, phẩm chất tốt và có kiến thức, kĩ năng thì sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội và sớm muộn cũng đạt đến đỉnh vinh quang, được người đời kính nể và học tập.
Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta bài học có giá trị sâu sắc và to lớn trong mọi thời đại. Mỗi người cần biết những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội trước khi học văn hóa, mở rộng kiến thức. Tuy nhiên, không nên chỉ chăm chú vào một vấn đề mà quên đi những yếu tố khác. Phải vừa cố gắng rèn luyện đạo đức vừa không ngừng học hỏi để có thể mở mang tri thức, vốn hiểu biết của bản thân mình.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người có đạo đức không tốt, đi ngược với tiêu chuẩn của xã hội, làm những việc xấu xa gây ảnh hưởng nặng nề đến xã hội. Lại có những người không chịu trau dồi kiến thức mà lười biếng, dựa dẫm vào người khác,… những người này đáng bị xã hội lên án và phê phán.
Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần phải có ý thức tự giác, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức, cách ứng xử với việc học tập, mở mang kiến thức để trở thành người toàn diện, có ích cho gia đình, xã hội.
- Kết bài:
Bác Hồ đã từng nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên”. Vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện, con người không nên nới lỏng bất cứ một việc nào. Rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn hóa.
Pingback: Hướng dẫn viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa một câu tục ngữ lớp 7 - Theki.vn