Suy nghĩ về ý nghĩa truyện cổ tích “Cây khế”.
1. Tóm tắt:
Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để đựng được nhiều vàng. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.
2. Phân tích.
a. Mâu thuẫn giữa hai anh em:
– Nguyên nhân: người anh lười biếng khi có vợ; người anh có tính tham lam
– Hành động: Người anh chia tài sản cho vợ chồng người em khi ở riêng: một túp lều và cây khế. Người anh chiếm hết tài sản.
b. Nhân vật người em.
– Người của đời thường, trong một xã hội phân chia giai cấp với đầy bất công, ngang trái.
– Diễn biến số phận của nhân vật trong cổ tích là một chuỗi dài bị thử thách, vượt qua thử thách, để rồi kết thúc có hậu, nhân vật được đền bù, được hưởng hạnh phúc dài lâu trong đời thường.
– Không gian để người em tồn tại trong cổ tích thường được kết hợp với những từ ngữ mang tính phiếm chỉ: ngôi làng nọ, khu rừng kia, bến sông ấy…
– Nhân vật luôn đi theo công thức: giới thiệu lai lịch, cảnh ngộ nhân vật → nhân vật gặp thử thách → vượt thử thách → kết thúc hạnh phúc. Truyện kết thúc có “hậu”.
– Ca ngợi phẩm chất người lao động nghèo, hướng con người về với hạnh phúc trong đời
thường.
– Truyện Cây khế miêu tả thế giới ước mơ của người lao động lương thiện.
Tham khảo:
Phân tích truyện cổ tích Cây khế.
Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân. Sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, kì ảo.
1. Hoàn cảnh:
– Vợ chồng người anh tham lam giành hết nhà cửa ruộng đất.
– Người em chỉ có một túp lều nhỏ và cây khế ở trước sân.
2. Tính cách:
– Người anh tham lam, ích kỉ.
– Người em lương thiện, thật thà, tốt bụng.
3. Câu chuyện ăn khế trả vàng.
a. Trong chuyện phân chia tài sản:
* Hai vợ chồng người anh:
– Từ khi có vợ người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu việc đều trút cho vợ chồng em.
– Sợ hai người em tranh công liền bàn vợ cho hai vợ chồng em ở riêng.
– Chia cho em một gian nhà lụp xụp và cây khế. Còn bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ.
– Cho là người em đần độn, không đi lại với em.
* Hai vợ chồng người em:
– Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng.
– Bị chia tài sản bất công nhưng không ca thán.
– Quanh năm chăm chút cây khế để có thể đem bán lấy tiền.
b. Trong chuyện ăn khế – trả vàng.
* Hai vợ chồng người anh:
– Chỉ ăn và chờ chim đến. Chim đến thì vội tru tréo lên.
– Hai vợ chồng bàn may túi to gấp 3 lần, thành như một cái tay nải lớn. Hoa mắt vì của quý, vào trong tận sâu hang cố nhặt đầy tay nải. Tay nải đầy, còn lấy them vàng dồn cả tay áo, ống quần lê mãi mới ra được khỏi hang.
* Hai vợ chồng người em:
– May đúng túi ba gang, chỉ nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi bay về.
– Sẵn sàng chia sẻ lại câu chuyện và đưa lại cây khế cho người anh.
c. Kết cục:
– Người em mang được vàng về và trở nên giàu có, sống sung túc, hạnh phúc.
– Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người.
4. Ý nghĩa câu chuyện:
+ Phê phán những kẻ tham lam, ích kỉ.
+ Ca ngợi con người hiền lành, chăm chỉ, nhân hậu.
+ Ước mơ của nhân dân về công bằng và sự sung túc.