Thành tựu không nằm ở việc bạn hiểu biết bao nhiêu mà nằm ở việc bạn có thể làm được những gì.
“Những gì chúng ta đã biết chỉ là hạt cát. Những gì chúng ta chưa biết là cả đại dương. Hãy sống và hành động trong giới hạn của tri thức mình có và hãy mở rộng tri thức tới giới hạn của cuộc đời mình. Càng hiểu biết, con người càng tự do. Thật sự chúng ta hiểu bao nhiêu?”
“Nếu bạn nghĩ bạn hiểu mọi việc đang diễn ra thì không ai đồng ý với bạn đâu”. (Walter Mondale)
Thế thì làm sao chúng ta lại thắc mắc những gì chúng ta suy nghĩ trong đời sống. Làm sao chúng ta lại hay để ý những gì chúng ta sợ, thực ra bạn có biết cái tiềm thức đó ở đâu không? Và bạn có giải thích được những ảnh hưởng của nó như thế nào không? Người ta giải thích ra sao “Qui luật nhân quả?” Tại sao những ý nghĩ của tôi ảnh hưởng đến sự phồn vinh, thịnh vượng của tôi?
Khi chúng ta tiếp xúc và cọ xát với những qui luật này và vô số những qui luật khác, thì chúng ta có thể thấy rằng việc nhận biết sự tồn tại của chúng và việc hiểu được cách chúng vận hành là hai yếu tố hoàn toàn khác nhau. Chúng ta thật sự không biết chúng hoạt động ra sao! Khoa học không giải thích được. Thực tế khoa học chẳng giải thích được nhiều.
Khoa học mô tả những gì diễn ra. Khoa học gán cho sự vật cái nhãn hiệu gì đó. Khi còn học lớp tiểu học chúng ta bắt đầu gọi tên các vật xung quanh. Nếu chúng ta không nghĩ sâu hơn nữa, thì chúng ta lại mụ mẫm với ý nghĩ là chúng ta biết hết những gì đang diễn ra trên đời này. chúng ta có những khái niệm như bản năng, từ trường, Luật vạn vật hấp dẫn v…v… mô tả những khái niệm nhưng chúng ta lại không hiểu những thứ này. Những nhà khoa học xuất chúng và có đầu óc tiên tiến rất hài lòng với câu nói của Einstein: “Càng biết nhiều càng không biết gì.”
Cả đời bạn tiếp xúc với những qui luật và hiện tượng mà bạn không bao giờ hiểu được. Bạn không biết hệ tiêu hóa hoạt động ra sao, bạn có biết bạn tiêu hóa một củ khoai tây như thế nào không? Không! Đơn giản là bạn chỉ ăn nó thôi. Khối óc bạn đang nghỉ ngơi thì cái gì sẽ giúp bạn tránh bị ngạt thở trên gối khi bạn đang ngủ vào ban đêm
Làm sao đầu óc bạn đánh thức bạn dậy khi bạn đang ngủ? Khi bạn bị thương, làm sao bạn có thể giữ lại những tế bào tốt? Bạn có biết khi nào thì lớp vảy sẽ tạo bên trên vết thương và rồi tróc ra ngoài không? Tất cả đều xảy ra như một phép mầu! Vết thương của bạn có lành lại nhanh chóng nếu như bạn rất hiểu về mô học và huyết học không? Câu trả lời là không!
Sự thật là tất cả sự việc luôn xảy ra như vậy kể từ khi chúng ta tồn tại trên trái đất này. Tốt hơn hết là chúng ta nên vui vẻ đón nhận, chấp nhận nó. Khoa học cho rằng vũ trụ đang giãn nở ở tốc độ ánh sáng, thế thì một giả thiết đặt ra là nó giãn nở đến đâu? Giới hạn vũ trụ ở đâu? Làm sao chúng ta biết được giới hạn đó?
Thậm chí chúng ta không hy vọng hiểu được tất cả những gì đang xảy ra xung quanh ta và bên trong ta! Chúng ta không lý giải được điều này một cách logic, hợp tình hợp lý. Hầu hết mọi người vui vẻ đồng ý với tôi về quan điểm này.
Thật có lý khi cho rằng những ý nghĩ, tư tưởng lạc quan hay bi quan của con người tác động rất lớn đến kết quả đạt được nhưng chúng ta không giải thích được! Một số người thấy khó có thể tin được khi tạo ra viễn cảnh tốt đẹp về sức khỏe thì điều đó sẽ ảnh hưởng rất tích cự đến quá trình điều trị bệnh tình và hồi phục sức khỏe của họ. Họ thường hay nói: “Làm sao tôi có thể thực hiện được, tôi đâu có biết cơ thể của tôi hoạt động ra sao? Tôi không phải là bác sĩ.” Bạn đâu có cần là một bác sỹ mới phải đi toilet? Thật tuyệt vời phải không nào khi chúng ta chấp nhận sự vật diễn ra, vận hành chung quanh ta.
Tương tự, một số người rất bi quan về căn bệnh của mình. Nhưng nếu họ lạc quan khi nhìn hận về nó thì họ sẽ có kết quả tốt đẹp hơn, bệnh họ dễ lành hơn.Nếu bạn quyết định bạn muốn hiểu hết mọi việc trước khi sử dụng thì bạn phải đợi một thời gian rất lâu! Trí tuệ của chúng ta là một phép màu nhiệm. Khả năng điều tiết và hòa hợp của nó với tất cả những gì xảy ra xung quanh ta và tạo ra kết quả thật sự vượt qua mọi hiểu biết.
Kinh nghiệm của tôi cho hay nếu chúng ta chấp nhận sử dụng những gì chúng ta có, chúng ta vận dụng hết mọi khả năng thì kết quả tốt đẹp sẽ mỉm cười với chúng ta. Tri thức là con mắt của đam mê, và có thể trở thành hoa tiêu của tâm hồn. Thế nhưng, tất cả thành tựu đều do hành động mà ra. Người tiến xa nhất thường là người sẵn sàng hành động và chấp nhận thách thức.
(theo Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi)
“Nếu ta không gieo trồng tri thức khi còn trẻ, nó sẽ không cho ta bóng râm khi ta về già” . (Chesterfield).