thoi-tho-au-cua-hon-da

Soạn bài: Thời thơ ấu của Hon-da (trích từ “Biển giấc mơ thành sức mạnh đi tới” của Hon-đa Sô-i-chi-rô) (Bài 3, Ngữ văn 6, tập 1, Cánh Diều)

Thực hành đọc hiểu:

Thời thơ ấu của Hon-da
(Trích từ “Biển giấc mơ thành sức mạnh đi tới” của Hon-đa Sô-i-chi-rô)

* Nội dung chính: Tác phẩm kể lại một cách chân thực và đầy đủ về tuổi thơ của Hon-đa, giúp người đọc hiểu được hoàn cảnh gia đình, niềm yêu thích và sự quan tâm đặc biệt của ông đối với động cơ, máy móc cũng như những nghị lực phi thường, nỗ lực vượt lên hoàn cảnh để có điều kiện được tiếp xúc và chạm tay tới giấc mơ của mình. Hình ảnh của Hon-đa lúc nhỏ đã truyền động lực tới những ai còn chần chừ, ngại khó và chưa dám quyết đoán để chạm tới ước mơ

I. Chuẩn bị.

– Xem lại hướng dẫn nêu trong mục Chuẩn bị ở bài Trong lòng mẹ để vận dụng vào đọc hiểu văn Xem lại hướng dẫn trong mục chuẩn bị ở bài Trong lòng mẹ để vận dụng vào bài đọc hiểu này.

– Đọc trước đoạn trích hồi kí Thời thơ ấu của Hon-da; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hon-da So-i-chi, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, oto Hon-da nổi tiếng.

Trả lời:

– Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.

– Khi đọc hồi kí:

+ Tác giả Hon-đa viết chính bản thân trong những kỉ niệm thơ ấu tuổi thơ của mình. Viết như thế nằm mong muốn người đọc thấy rõ được sự đam mê dành cho ô tô, máy móc của tác giả ngay từ hồi rất bé.

+ Những yếu tố của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể:

  • Ngôi kể thứ nhất của truyện qua đó thể hiện cái nhìn, bộc lộ rõ những suy nghĩ tình cảm của chính tác giả.
  • Thời gian, địa điểm rõ ràng cụ thể: Tôi sinh năm 1906 tại làng Kô-mi-ô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata), nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka); Suốt thời gian học tập ở Trường Tiểu học Y-a-ma-hi-ga-si (Yamahigashi), từ lớp 1 cho tới lớp 5…; Mùa thu năm 1914… cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su…;…
  • Những cảm nhận, quan sát chân thực của tác giả qua những câu chuyện mà tác giả kể lại. Tác giả bộc lộ những cảm xúc chân thực thông qua việc kể lại những kỉ niệm hết sức bình dị, những suy nghĩ rất trẻ thơ non dại của dưới góc nhìn của một đứa trẻ.

+ Người kể chuyện vô cùng thích thú, hào hứng khi kể lại những sự việc mình trải qua hồi thơ ấu – đó là những suy nghĩ ngây thơ, non dại, niềm thích thú khi được đến với đam mê máy móc của một đứa trẻ.

– Đọc trước đoạn trích hồi kí Thời thơ ấu của Hon-đa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, ô tô Hon-đa nổi tiếng của Nhật Bản:

+ Hon-đa Sô-i-chi-rô (1906 – 1991), sinh ra ở Ha-ma-mát-su, tỉnh Si-dư-ô-ca, Nhật Bản.

+ Gia đình: Cha ông là Ghi-hai làm nghề thợ rèn, sau mở cả cửa hàng sửa chữa xe đạp. Mẹ là Mi-ca làm nghề thợ dêt. Ông là anh trai cả của 9 đứa em.

→ Tình yêu với nghề cơ khí là điều mà tác giả thừa hưởng từ cha.

+ Năm 1922, ông cùng cha lên Tô-ki-ô, làm việc cho cửa hàng sửa chữa ô tô Art Shokai. Đây cũng là nơi ông học việc, giúp ông phát triển sự việc sau này.

+ Năm 1928, ông được phép mở chi nhánh A-a-tô Sô-ư-ka-i (Art Shokai) ở làng của mình tại Ha-ma-mát-su. Sau đó, ông làm ăn phát đạt và trở nên giàu có, nổi tiếng trong thị trấn.

+ Năm 1948, Hon-đa bắt đầu sản xuất xe máy trong cương vị chủ tịch Công ty Hon-đa. Ông đã biến công ty thành một tập đoàn đa quốc gia giá trị hàng tỉ đô la chuyên sản xuất ra những xe máy bán chạy nhất thế giới.

+ Ông qua đời vào ngày 5 tháng 8 năm 1991 vì bệnh thận, thọ 84 tuổi.

– Ai cũng từng trải qua thời thơ ấu của mình. Hon-đa Sô-i-chi-rô hồi tưởng lại những suy nghĩ, hành vi thời thơ ấu có liên quan tới thiên hướng về kĩ thuật của mình. Qua đây, có thể nói: Tuổi thiếu niên là thời gian chuẩn bị quan trọng cho giai đoạn trưởng thành của đời người.

– Đoạn hồi kí tái hiện kể về những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả Hon-đa do chính ông là người kể chuyện.

II. Đọc hiểu.

Câu 1. Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?

Trả lời:

Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm của hồi kí là:

– Ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại, tôn trọng tính chân thực của câu chuyện;

– Sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác.

Câu 2. Nêu ý nghĩa của việc nhân vật tôi nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ.

Trả lời:

– Ý nghĩa của việc nhớ lại sở thích với máy móc của nhân vật “tôi” nhằm làm tiền đề cho thành công sau này của Hon-da trong lĩnh vực máy móc.

Câu 3. Cậu bé Hon-da học kém môn nào và thích thú những gì?

Trả lời:

– Cậu bé học kém môn thực vật và sinh vật và thích thú với pin, cân, ống nghiệm và máy móc.

Câu 4. Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

Trả lời:

– Tranh minh họa cho sở thích, sự tò mò thích thú của cậu bé với pin, ống nhiệm và máy móc.

Câu 5. Tìm các từ mượn có trong phần 3 này.

Trả lời:

– Những từ mượn có trong phần 3 là: tivi, pin, tuốc nơ vít, ô tô.

+ pin: pile.

+ ti vi: TV (television).

+ tuốc nơ vít: tournevis.

+ dây cáp: câble.

+ Ô tô: automobile.

Câu 6. Chi tiết “tôi” gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?

Trả lời:

– Nói lên sự tò mò, thích thú, muốn khám phá những điều mới lạ của cậu bé.

Câu 7. Cậu bé Hon-da đã làm những việc gì để xem được máy bay thật biểu diễn?

Trả lời:

Để xem được máy bay thật biểu diễn cậu bé Hon-đa đã làm:

– Lén lấy 2 xu đề làm tiền lộ phí đến chỗ xem máy bay.

– Lén lấy xe đạp của cha đạp đến Ha-ma-mát-su.

– Khi không đủ tiền vé vào cửa, cậu bé leo lên cây thông lớn để có thể xem được, thậm chí bẻ cành để ngụy trang sợ có người phát hiện.

Câu 8. Nhân vật tôi đã chọn bắt chước những trang bị nào của phi công? Vì sao?

Trả lời:

– Nhân vật “tôi” đã bắt chước những trang bị của phi công: mũ kết, cặp kính đeo mắt làm bằng bìa các tông, gắn quạt gió tre lên xe đạp, đội mũ quay ngược vành ra phía sau. Bởi cậu bé đã bị buổi trình diễn máy bay làm cho ấn tượng trông thật hùng dũng khiến cậu mê mẩn.

II. Câu hỏi cuối bài.

Câu 1. Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

Trả lời:

Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc:

– Tự nhận ra được sở thích của bản thân khi đến thăm tiệm xay lúa

– Thích thú ngắm nhìn các loại máy móc ở cửa tiệm xay lúa và tiệm xẻ gô

– Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được

– Thích thú với pin, ống nghiệm. Cảm phục những chú thợ điện với máy móc, kìm, tuốc nơ vít, dây cáp

– Tò mò, chạy đuổi theo chiếc ô tả cả đoạn dài chỉ để gí mũi xuống mặt đất tò mò về dầu mặc dù mùi rất khó chịu.

– Trốn học, một mình lẻn đi xem máy bay, về nhà bắt chước theo chú phi công

Câu 2. Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?

Trả lời:

– Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc cậu bé phấn khích khi nhìn thấy ô tô và gí mũi xuống đất ngửi rồi lấy tay quét mùi dầu và hít cho đầy lồng ngực.

Câu 3. Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

Trả lời:

Đặc điểm của thể kí được thể hiện trong bài ở:

– Sự chân thực của câu chuyện về thông tin, số liệu, chi tiết về nhân vật.

– Sự việc, số liệu, thời gian chính xác.

– Ngôi kể thứ nhất phù hợp bộc lộ được những suy nghĩ tình cảm lồng ghép trong mỗi câu chuyện hồi tưởng lại.

Câu 4. Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-da có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?

Trả lời:

Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-da có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này ở:

– Sở thích, đam mê nghiên cứu về máy móc.

– Không sợ khó khăn để đạt được ước nguyện (tận mắt xem máy bay) của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang