tai-lieu-ngu-van-11-canh-dieu

Thực hành tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường (Bài 5, Ngữ văn 11, tập 2, Cánh Diều)

Thực hành tiếng Việt:

Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
(Ngữ văn 11, tập 2, Cánh Diều)

Câu 1 (trang 23, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ?

Trả lời:

a) Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành.

→ Tách rời các từ ngữ “ăn ở”; “tật lành”.

b) Những là đắp nhớ đổi sầu / Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.

→ Thay đổi trật tự từ trong câu.

c) Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.

→ Kết hợp từ bất bình thường.

d) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già!

→ Kết hợp từ bất bình thường.

e) Có phải duyên nhau thì thắm lại / Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

→ Tách rời các từ ngữ.

Câu 2 (trang 23, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau

Trả lời:

– Kết hợp các từ bất bình thường: “đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ”.

→ Thông qua cách kết hợp từ bất bình thường nhằm ám chỉ việc sư thầy nói dối từ đó bật ra tiếng cười.

Câu 3 (trang 23, 24, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tìm và phân tích hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong những câu sau.

Trả lời:

a)

– Kết hợp các từ bất bình thường: “phong còn kín; gượng mở xem”

– Bằng cái nhìn tinh tế rất nghệ sĩ, Nguyễn Trãi thấy tàu lá chuối kia như là một bức thư tình còn đang phong kín, chứa chất trong đó bao ngọt ngào ân ái và e ấp của một tình yêu buổi đầu trao gửi còn rất đỗi ngập ngừng. “Phong còn kín” vừa nói được sự trắng trong vừa nói được ý e lệ, giữ gìn.

b)

– Thay đổi trật tự từ trong câu.

– Việc thay đổi trật tự từ để nhấn mạnh sự lác đác vắng vẻ, vắng bóng hình ảnh con người, xung quanh chủ yếu là cây cối, con người chỉ được miêu tả với hình ảnh nhỏ bé.

c)

– Tỉnh lược thành phần chính của câu.

– Câu văn đã lược bỏ đi thành phần chính của câu là chủ ngữ. Không nói rõ là thứ nghệ thuật gì mà chỉ nói thứ nghệ thuật khéo léo phấn son… với tác dụng để cho người đọc tự cảm nhận được. Đồng thời tạo sự kết nối trong đoạn văn.

d)

– Tỉnh lược thành phần chính của câu.

– Câu văn lược bỏ đi chủ ngữ. Tác dụng nhằm làm cho câu văn thêm phần bí ẩn, tránh lặp với những từ ngữ ở câu trước.

Câu 4 (trang 24, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

a) Trông gớm chết!

→ Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc, thái độ ghét bỏ, ghê sợ.

b) Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao!

→ Tác dụng: Bộc lộ thái độ, cảm xúc của mọi người khi nghe Chí Phèo chửi nhà cụ Bá.

c)

Ừ, không đói thì thôi.

Khuya rồi.

→ Tác dụng: Diễn đạt trực tiếp điều mà nhân vật muốn bày tỏ, tránh dài dòng.

d) Không.

→ Tác dụng: Diễn đạt trực tiếp điều mà nhân vật muốn bày tỏ, thể hiện thái độ bực bội, tức giận.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang