tai-lieu-ngu-van-11-canh-dieu

Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa (tiếp theo) (Bài 9, Ngữ văn 11, tập 2, Cánh Diều)

Thực hành tiếng Việt:

Lỗi về thành phần câu và cách sửa (tiếp theo)
(Ngữ văn 11, tập 2, Cánh Diều)

Câu 1 (trang 136, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Dưới đây là một số lỗi trên báo chí được liệt kê trong sách Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục. Em hãy phân tích và sửa những lỗi đó. 

Trả lời:

a) 

– Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ.

– Cách sửa: Là một người con của vùng Kinh Bắc, ông luôn thể hiện những giai điệu đậm đà của dân ca quan họ.

b) 

– Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ.

– Cách sửa: Ông là họa sĩ chuyên về sơn mài, tranh của ông mang cốt cách trang trọng nhưng cũng thật duyên dáng.

c) 

– Lỗi: Ngắt câu sai.

– Cách sửa: Đống trái cây vừa được chuyển đi hết, lại được chở ùn ùn từ trong rẫy ra.

d) 

– Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ.

– Cách sửa: Trong đội hình có ba cầu thủ người Hàn Quốc, nơi này vốn là một cường quốc bóng đá ở Châu Á.

Câu 2 (trang 136, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hãy phân tích và sửa những lỗi đó.

Trả lời:

a)

– Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ.

– Cách sửa: Nhìn lên những câu đối treo trang trọng, được viết theo kiểu thư pháp. Mọi người lại nhớ đến hình ảnh ảnh gợi lên trong bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên.

b)

– Lỗi: Ngắt câu sai.

– Cách sửa: Tòa soạn đang phối hợp vận động nhiều nguồn tài trợ khác, để tiếp tục hỗ trợ cho các chương trình từ thiện của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố.

c)

– Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ.

– Cách sửa: Nhà nước đã có chính sách về kinh tế trang trại. Tưởng như mọi “rào chắn” đã được tháo dỡ thế nhưng bà con vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

d)

– Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ.

– Cách sửa: Chăm lo cho trẻ đến trường…Hãy xây dựng môi trường học thân thiện cho học sinh nhằm giúp các em phát huy tiềm năng trong học tập cũng như trong sinh hoạt và giao tiếp.

Câu 3 (trang 136, 137, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Lỗi chung của các câu dưới đây là gì, nêu cách sửa những lỗi đó.

Trả lời:

– Lỗi chung: Ngắt câu sai.

– Cách sửa: Ngắt giữa câu bằng dấu phẩy.

Câu 4 (trang 137, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tìm và sửa các lỗi về thành phần câu trong đoạn văn dưới đây của học sinh.

Trả lời:

– Chí Phèo, một hình tượng mang tính bi kịch.

+ Lỗi sai: Sử dụng dấu phẩy không đúng.

+ Cách sửa: Chí Phèo là một hình tượng mang tính bi kịch.

– Chí Phèo, ngay từ khi mới lọt lòng, không những là một đứa trẻ vô thừa nhận, không cha không mẹ.

+ Lỗi sai: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ. Ngắt câu sai.

+ Cách sửa: Chí Phèo ngay từ khi mới lọt lòng đã là một đứa trẻ vô thừa nhận, không cha không mẹ.

– Và kết thúc tác phẩm, sau cái chết của Chí Phèo. Thị Nở nhìn xuống bụng đã nghĩ đến hình ảnh “cái lò gạch cũ” nằm trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xấu số của xã hội.

+ Lỗi sai: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp với chủ ngữ. Ngắt câu sai.

+ Cách sửa: Và kết thúc tác phẩm, sau cái chết của Chí Phèo thì Thị Nở nhìn xuống bụng đã nghĩ đến hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Đây nằm trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của những nạn nhân xấu số của xã hội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang