»» Nội dung bài viết:
Thực hành về thành ngữ và điển cổ
I. Thành ngữ:
1. Khái niệm:
Thành ngữ: Là những cụm từ cố định , ngắn gọn, có tính hình tượng (hình ảnh cụ thể , sinh động), có tính khái quát về nghĩa và tính biểu cảm (thể hiện thái độ, đánh giá, tình cảm)
2. Đặc điểm và tác dụng:
Thành ngữ có tính hình tượng: thường dùng cách nói có hình ảnh cụ thể, thông qua những hình ảnh cụ thể.
Thành ngữ có tính khái quát về nghĩa: tuy được xây dựng từ các hình ảnh cụ thể nhưng thành ngữ lại có tính khái quát cao, mang tính triết lí sâu sắc, thâm thúy, hàm súc.
Thành ngữ có tính biểu cảm, giúp người dùng bộc lộ được thái độ, tình cảm đối với điều được nói đến.
Tính cân đối, có nhịp và có thể có vần.
Tác dụng: thể hiện được vốn hiểu biết uyên thâm của người viết, đồng thời thấp thoáng chút châm biếm nhẹ nhàng, tế nhị.
II. Điển cố:
1. Khái niệm:
Điển cố: Là những câu chuyện, sự việc trong văn bản quá khứ hoặc cuộc sống đã qua được gợi lại bằng một từ hoặc một cụm từ ngắn gọn nhưng nội dung hàm súc, ý nghĩa thâm thúy.
2. Đặc điểm và tác dụng của điển cố:
Về hình thức, điển cố không có tính cố định mà có thể được biểu hiện bằng một từ, một ngữ hoặc câu.
Điển cố có nội dung ý nghĩa hàm súc, ý vị, có giá trị tạo hình tượng và biểu cảm.
III. Luyện tập:
Bài 1/66 sgk.
Trong đoạn thơ tác giả sử dụng 2 thành ngữ:
+ “Một duyên hai nợ” ý nói bà Tú một mình đảm đang công việc để lo cho chồng cho con.
+ “Năm nắng mười mưa”: ý chi sự vất vả, cực nhọc, chịu đựng dãi dầu mưa nắng.
So với từ ngữ thông thường: Các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ốn định, qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm..
Nhờ việc sử dụng thành ngữ trên kết hợp với các cụm từ có dáng dấp như thành ngữ : “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”, tác giả đã khắc họa rõ nét hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình.
Bài đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
Thập tử nhất sinh
– Anh Dậu bị bọn chúng đánh đến thập tử nhất sinh chỉ vì anh không có tiền nộp sưu cho anh Sửu.
Nấu sử sôi kinh
– Kim Trọng ngày đêm nấu sử sôi kinh không biết mệt mỏi để chuẩn bị cho kì thi hội năm nay.
Nước đổ đầu vịt
– Tôi nói nhiều thế mà nó như nước đổ đầu vịt chẳng hiểu gì hết.
Thuận buồm xuôi gió
– Chuyến ra khơi lần này, lão Bang chỉ mong được thuận buồm xuôi gió mau sớm trở về.
Lòng lang dạ thú
– Trong con người lòng lang dạ thú ấy làm gì có tình thương đối với kẻ khác.
Vào sinh ra tử
– Từ Hải đã bao phen vào sinh ra tử thì khó khăn này đối với chàng chẳng có ý nghĩa gì.
Gợi ý trả lời
Nói với nó như nước đổ đầu vịt, chẳng ăn thua gì
Đó là bọn người lòng lang dạ thú, hãm hại người vô tội đến chết đi sống lại.
Tôi chúc anh lên đường thuận buồm xuôi gió
Sau bao ngày tháng miệt mài nấu sử sôi kinh, anh ấy đã đậu vào trường đại học danh tiếng.
Anh ấy đã biết bao lần vào sinh ra tử để cứu sống đồng đội.
Mọi người đang lo lắng cho hoàn cảnh thập tử nhất sinh của anh ấy.
Bài 2: tìm và phân tích giá trị nghệ thuật của những thành ngữ trong các ví dụ sau.
Người nách thước kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Một đời được mấy anh hùng
Bỏ chi cá chậu chim lồng mà chơi.
Gợi ý trả lời
Thành ngữ đầu trâu mặt ngựa: biểu hiện tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thúy Kiều khi gia đình nàng bị vu oan.
Thành ngữ cá chậu chim lồng: biểu hiện cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.
Bài 3: đặt câu với mỗi điển cố sau:
– Gót chân A-sin
– Nợ như chúa chổm
– Đẽo cày giữa đường
– Sức trai Phù Đổng
Gợi ý trả lời
Chỗ ấy chính là Gót chân A-sin của đối phương ấy!
Chỉ biết tiêu sài phung phí, anh ta bây giờ nợ như chúa chổm.
Tôi khuyên anh ấy phải có bản lĩnh trong công việc, tránh tình trạng đẽo cày giữa đường
Lớp trẻ đang tấn công vào những lĩnh vực mới với sức trai Phù Đổng.
Bài 4. Dựa vào chú thích trong văn bản đã học, hãy phân tích giá trị nghệ thuật của các điển cố được sử dụng trong đoạn văn sau:
Trước đây thời thế suy việt nam, Trung Châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bật tinh anh trong triều đường phải kiên dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẫn tránh suốt đời.
(Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)
Gọi ý trả lời
Các điển cố được rút ra từ các sách vở cũ (Kinh Thi, Kinh Dịch, sách Mạnh Tử, sách Luận ngữ, sách Trang Tử).
Nhóm điển cố đều có hàm ý chỉ những người ẩn dật, uổng phí tài năng hoặc những người có ra làm quan nơi triều chính nhưng còn nghi ngại, kiêng dè, giữ mình là chính.