Thuyết minh về con lợn (con heo).
- Mở bài:
Lợn là gia súc thân cận và thân thiết với con người, nhất là những người ở thôn quê nước ta. Đồng thời hình ảnh con lợn cũng xuất hiện trong văn thơ, nghệ thuật như Lợn đàn hay Lợn ăn cây ráy trong nghệ thuật dân gian Việt Nam, trong tranh Đông Hồ. Với khoảng một tỷ cá thể sống bất cứ lúc nào, lợn nhà là một trong những loài động vật có vú nhiều nhất trên thế giới.
- Thân bài:
Lợn nhà là một gia súc được thuần hóa từ loài lợn rừng cách đây khoảng 13.000 năm, được chăn nuôi để cung cấp nguồn thịt cho con người. Một vài nước còn nuôi lợn để lấy da. Các sợi lông cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da, có thể dùng để sàn xuất bóng bầu dục.
Tổ tiên của lợn nhà là lợn rừng, là một trong những động vật có vú nhiều và phân bố rộng nhất. Nhiều phân loài tự nhiên phân bố gần như hoàn toàn ở cả các vùng khí hậu khắc nghiệt của lục địa Á – Âu và các đảo cũng như châu Phi, từ Ireland và Ấn Độ đến Nhật Bản và phía bắc đến Siberia.
Căn cứ vào các giống lợn có ở nước ta, có thể phân thành nhiều loài khác nhau theo đặc tính: lợn Móng Cái, lợn Ỉ, lợn Lan Hồng, lợn Mường Khương, lợn Ba Xuyên, lợn Thuộc Nhiêu…. Hầu hết các giống lợn đã được thuần hóa hoàn toàn. tuy nhiên, vẫn còn giống lợn ở một vài địa phương do điều kiện nuôi thả tự nhiên nên còn mang nhiều đặc tính của lợn rừng như bộ lông rậm, răng nanh dài, bản tính nhút nhát,
Lợn trưởng thành có có 44 răng, mõm và tai lớn, chân có 4 ngón, 2 ngón giữa lớn hơn và có lông cứng. Thời kì mang thai của lợn trung bình là 114 ngày. Lợn không có tuyến bài tiết mồ hôi, vì thế chúng phải tìm các nơi râm mát hay ẩm ướt (các nguồn nước, vũng bùn,…) để tránh nóng trong điều kiện thời tiết nóng. Chúng cũng dùng bùn làm lớp bảo vệ để khỏi bị cháy nắng.
Lợn là các loài động vật ăn tạp, chúng ăn cả thức ăn có nguồn gốc động và thực vật cũng như thức ăn thừa của con người. Trong điều kiện hoang dã, chúng là các động vật chuyên đào bới, tức là luôn dũi đất dể tìm kiếm thức ăn. Lợn là động vật rất dễ huấn luyện, vì thế do đặc tính đào bới và khứu giác rất nhạy của chúng nên ở một số nơi, người ta còn dùng lợn để tìm nấm. Một đàn lợn con thông thường có từ 6 đến 12 con.
Nghề chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi vì nó là nguồn cung cấp thịt nhiều nhất, thường xuyên nhất cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Thịt lớn chứa nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ chế biến và bảo quản vì thế thịt lợn trở thành loại thịt được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Phan lợn là nguồn phân chủ yếu (chỉ sau nguồn phân trâu bò) cho ngành trồng trọt nước ta. Lợn còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (da, làm đồ hộp,…).
Kỹ thuật chăn nuôi lợn khá đơn giản. Thời điểm mua lợn về nuôi thì nên chọn ngày mát, lúc sáng sớm hay chiều tối, thời gian vận chuyển càng ngắn càng tôt. Phải vệ sinh sạch sẽ, quét vôi nền chuồng (tẩy uế xung quanh, có đủ nước) trước khi thả lợn; cho lợn uống nước ngay sau khi thả vào chuồng, cho uống Glucoza hay thuốc điện giải; tạo thói quen cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ bằng cách hàng ngày quét dồn phân vào nơi quy định, tuyệt đôi không được tắm cho lợn ngay. Tạo môi trường phù hợp cho lợn: khi nhiệt độ quá cao lợn thở nhiều, giảm ăn dẫn đến tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao, dễ mắc bệnh, về thức ăn cho lợn, nên chọn thức ăn đậm đặc của các công ti thức ăn lớn, phối hợp thêm cám, ngô, sắn,…
Ở một số nước phát triển và đang phát triển, lợn thuần hóa là loài bản địa thường được nuôi thả ngoài trời hoặc trong chuồng. Ở một số vùng lợn được thả tìm thức ăn trong rừng có thể có người trông coi. Ở các quốc gia công nghiệp nuôi lợn thuần hóa được chuyển từ việc nuôi chuồng trại truyền thống sang hình thức nuôi công nghiệp. Nhờ đó mà có chi phí sản xuất thấp nhưng sản lượng lại cao. Lợn là nguồn cung cấp thực phẩm rất quan trọng và chủ yếu của nước ta vì chúng cho nhiều thịt, có khả năng sinh sản cao. Hiện nay, lợn và sản phẩm của nó còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Con lợn không những là một thú nuôi có giá trị kinh tế cao mà từ xưa vốn đã gắn bó sâu sắc với đời sống và văn hóa của dân tộc ta. Lợn là một trong số 12 con vật tượng trưng cho chu kỳ 12 năm của Địa Chi trong nhiều tính toán liên quan tới Can-Chi của người Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Nó gắn liền với địa chi Hợi. Những người tin tưởng vào chiêm tinh học Trung Hoa luôn gắn con vật với đặc điểm, đặc tính cá nhân. Hình ảnh con lợn nái với đàn con đi vào làng tranh Đông Hồ với tất cả nết dung dị, thân thiết, phản ánh đời sống văn hóa hiền hòa của dân tộc Việt. Hình ảnh con lợn với dáng đi bệ vệ là biểu tượng cho cuộc sống thịnh vượng, may mắn và an lành. Bởi thế, những người sinh năm tuổi hợi (năm con lợn) được cho là sẽ có cuộc đời sung sướng.
- Kết bài:
Ngày nay, khi đời sống phát triển, việc nuôi lợn (con heo) được quy hoạch, không còn chăn thả tự nhiên như trước, con lợn cũng không còn gần gũi với con người nhưng nó vẫn được con người mến yêu sâu sắc.