Thuyết minh về đặc điểm loài hổ Ben-gal.
- Mở bài:
Hẳn thuyết minh về các con vật nuôi trong nhà đã quá đỗi nhàm chán với học sinh. Vậy tại sao bạn không thử một lần thuyết minh về một loài động vật hoang dã ở ngoài tự nhiên như sư tử, báo, hổ… để làm tăng lên hứng thú. Tìm kiếm những điều lạ lẫm chắc chắn là một lựa chọn thông minh. Tôi nghĩ về loài hổ trắng Ben-gal, một loài ác thú dữ tợn và oai dũng thật đáng để lựa chọn. Hiện tại, ở Thảo Cầm Viên đang sỡ hữu 3 chú hổ trắng 3 năm tuổi và một hổ mẹ Ben-gal.
- Thân bài:
Hổ Ben-gal là một phân loài hổ được tìm thấy nhiều nhất tại Bangladesh và Ấn Độ cũng như Nepal, Bhutan, My-an-ma và miền nam Tây Tạng. Nó là phân loài hổ phổ biến nhất, sống trong các loại môi trường sinh sống khác nhau, bao gồm đồng cỏ, các rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới, rừng cây bụi, rừng cây lá sớm rụng ẩm và khô cũng như các rừng tràm đước. Bộ lông của hổ Ben-gal có màu nâu-cam với các sọc đen, mặc dù đôi khi có dị biến để sinh ra các cá thể hổ trắng. Nó là con vật biểu tượng quốc gia của cả Bangladesh lẫn Ấn Độ.
Bộ lông hổ Ben-gal có màu từ vàng nhạt đến màu cam, có sọc từ màu nâu sẫm đến đen; bụng và phần bên trong của 4 chân có màu trắng, và đuôi màu cam với những vòng màu đen. Hổ trắng là một đột biến lặn của loài hổ này, được báo cáo trong tự nhiên theo thời gian ở As-sam, Ben-gal, Bihar, và đặc biệt là từ Rewa. Tuy nhiên, nó không phải là nhầm lẫn như một sự xuất hiện của bệnh bạch tạng. Trong thực tế, chỉ có một trường hợp được chứng thực hoàn toàn của một con hổ bạch tạng đích thực, và không có loài hổ đen nào, ngoại trừ một cá thể đã chết được kiểm tra ở Chittagong năm 1846.
Hổ Ben-gal đực trưởng thành dài khoảng 1,8-2,7 m khi không tính phần đuôi, và 2,7-3,65 m khi tính cả đuôi. Phân loài của hổ cân nặng chừng 180–300 kg .Hổ Ben-gal thông thường cao khoảng 1 m tính từ vai trở xuống. Độ dài phần đầu tối đa khoảng 25–38 cm .Một con hổ Bengal đực trung bình cân nặng khoảng 230 kg .
Tuy nhiên, có một vài cá thể hổ Bengal nặng trên 300 kg và dài tới 4 m khi tính cả đuôi. Con hổ lớn nhất đã biết bị bắn hạ năm 1967 tại miền bắc Ấn Độ nặng 388 kg .Jim Corbett đã từng bắn hạ một con hổ Bengal gọi là “Bachelor of Powalgarh”, được thợ săn nổi tiếng Fred Anderson cho là “to lớn như con ngựa Shetland”.
Hình ảnh chụp lại cho thấy nó đúng là một con hổ rất to. Ngoài ra, Pocock, một thợ săn nổi tiếng người Mỹ, đồng thời là một nhà tự nhiên học ở đầu thế kỷ 20, đã ghi chép trong một cuốn sách của ông về một vụ việc, trong đó một con hổ Bengal tại Burma (tên gọi cũ của Myanma) đã tha xác một con bò tót đi xa 12 m.
Sau khi con hổ đã ăn thịt con bò tót này thì 13 người đàn ông cùng nhau kéo xác con vật xấu số về nhưng họ đã không thể di chuyển được nó. Điều này chỉ ra rằng con bò tót trên thực tế là rất nặng. Một con bò tót tại khu vực Đông Nam Á có thể cân nặng trên 2 tấn, cho dù hổ có thể di chuyển một vật gì đó nặng gấp 5 lần trọng lượng cơ thể nó thì trong trường hợp này nó cũng phải có kích thước và trọng lượng rất lớn.
Các chứng cứ này đã củng cố ý tưởng cho rằng những con hổ Ben-gal ở xa nhất về phía bắc có thể vượt qua hổ Siberi trong vai trò của những con “thú dạng mèo” to lớn nhất trong tự nhiên.
Hổ Ben-gal thông thường sống đơn độc, nhưng đôi khi cũng thấy đi thành đàn từ 3-4 con. Những con trưởng thành chỉ sống theo đàn trên cơ sở đặc biệt và tạm thời khi các điều kiện đặc biệt cho phép, chẳng hạn như nguồn thức ăn dồi dào. Nếu không, chúng sẽ sống độc lập và tự đi săn. Chúng thiết lập và duy trì phạm vi lãnh thổ của riêng mình.
Bên cạnh việc cung cấp các yêu cầu của một nguồn cung cấp con mồi đầy đủ, đủ nước và nơi trú ẩn, và an toàn, địa điểm này phải làm chúng có thể duy trì liên lạc với những con hổ khác, đặc biệt là những cá thể khác giới. Phạm vi lãnh thổ bị chiếm đóng bởi con đực trưởng thành có xu hướng loại trừ lẫn nhau, mặc dù một trong những cư dân này có thể chịu đựng một con đực thống lĩnh trong thoáng chốc hoặc con trưởng thành ít nhất trong một thời gian.
Một con hổ đực giữ một lãnh thổ lớn để bao gồm phạm vi lãnh thổ của một số hổ cái trong giới hạn của nó, để chúng có thể duy trì giao phối với con cái. Khoảng cách giữa các con cái ít hoàn thiện hơn. Thông thường có một phần chồng chéo với các cư dân hổ cái láng giềng. Chúng có xu hướng độc đoán hơn, ít nhất là trong hầu hết thời gian.
Phạm vi lãnh thổ của cả hổ đực và hổ cái không ổn định. Sự thay đổi hoặc thay đổi một phạm vi lãnh thổ của một con vật có tương quan với sự thay đổi của một con vật khác. Sự thay đổi từ môi trường sống ít thích hợp hơn đến môi trường sống tốt hơn được thực hiện bởi các cá thể đã cư trú. Cá thể mới trở thành cư dân chỉ khi một cá thể cũ di chuyển ra ngoài hoặc đã chết.
Có nhiều nơi dành cho hổ cái thường trú hơn hổ đực cư trú. Phần lớn các con non được sinh ra trong khoảng từ tháng 2 tới tháng 5, sau khi con mẹ mang thai khoảng 3,5 tháng. Các lần sinh đẻ cách nhau khoảng 2-3 năm. Nói chung, hổ Bengal không sống quá 26 năm.
Trong tự nhiên, hổ là động vật ăn thịt thuần túy và chúng đi săn các loài động vật có kích thước từ trung bình tới lớn, chẳng hạn như lợn rừng, hươu đốm, nai, mang, linh dương bò lam, bò tót, trâu nước và trâu rừng Tây Tạng. Chúng cũng săn bắt cả các động vật nhỏ như thỏ rừng, nhím, khỉ, voọc xám và công.
Hổ Ben-gal cũng được biết đến vì chúng dám săn bắt cả voi châu Á và tê giác Ấn Độ non. Thông thường, hổ Ben-gal không dám tấn công voi và tê giác trưởng thành, nhưng đôi khi điều đó cũng xảy ra.
Hổ Bengal cũng đôi khi săn bắt cả các loài động vật ăn thịt khác như báo hoa mai, chó sói, sói đỏ, chó rừng, cáo, gấu ngựa, gấu lợn, cá sấu Mugger, mặc dù các loài động vật này nói chung không phải là thức ăn điển hình của hổ Bengal.
Nhìn chung, trong môi trường sống của hổ Ben-gal chỉ có 2 loài vật được xem là đủ sức cạnh tranh với chúng trong cuộc chiến sinh tồn đó là sư tử châu Á và cá sấu cửa sông. Vào năm 2010, một con cá sấu cửa sông đã giết chết một con hổ khi nó bơi qua sông tại vườn quốc gia Sundarbans.
Tuy nhiên những cuộc đụng độ này là hiếm vì hổ thường sợ và chủ động né tránh cá sấu cửa sông. Ngay cả loài sói đỏ, dù thất thế trước hổ về kích thước và sức mạnh, vẫn có thể giết chết hổ nếu chúng tập hợp một đàn lớn và tấn công một con hổ đơn độc. Các cuộc đụng độ giữa hổ và sư tử châu Á cũng được ghi nhận lại với phần thắng chủ yếu thuộc về hổ Ben-gal.
Hổ Ben-gal ưa thích đi săn về đêm, nhưng cũng thức dậy vào thời gian ban ngày. Trong thời gian ban ngày, sự che phủ của “cỏ voi” cao lớn, rậm rạp tạo ra cho chúng một lớp ngụy trang tốt. Hổ Bengal giết con mồi bằng cách chế ngự chúng và cắn đứt tủy sống (phương pháp ưa thích đối với con mồi nhỏ), hoặc sử dụng cú cắn vào cổ làm nghẹt thở đối với con mồi lớn.
Hổ Ben-gal thông thường tha con mồi của chúng tới nơi an toàn để ăn thịt. Mặc dù có kích thước to lớn, nhưng hổ Bengal có thể leo trèo cây khá tốt, nhưng tất nhiên không được nhanh nhẹn như loài báo để có thể giấu con mồi săn được trên cây. Hổ cũng là con vật bơi lội tốt, thông thường nó phục kích các con vật khác khi chúng ra uống nước hay khi chúng đang bơi lội cũng như khi nó đuổi theo các con mồi đã tháo chạy xuống nước.
Hổ Ben-gal có thể ăn tới khoảng 30 kg thịt một lần và sau đó không cần ăn trong vài ngày. Hổ Bengal thường săn hươu, nai hay các con vật nặng trên 45 kg , nhưng khi quá đói, chúng có thể ăn thịt bất kỳ con vật nào có thể ăn được, từ ếch nhái, gà, vịt, và đôi khi là cả người.
- Kết bài:
Loài hổ Ben-gal là một loài động vật quý hiếm cần được bảo tồn, chúng là một loài mà cả thế giới ai cũng muốn bảo tồn. Tuy hung dữ nhưng như thế mới đúng là một loài hoang dã. Những con hổ to sừng sững như những cái nhà ấy phải được bảo tồn để lưu giữ những nguồn gen quý hiếm của nhân loại. Ngày nay đất nước ta đã và đang bảo tồn những con hổ như thế để tránh làm mất đi nguồn gen quý hiếm này. Như vậy qua đây ta cũng thêm hiểu rõ về lối sống tập tính của chúng như thế nào.