»» Nội dung bài viết:
Thuyết minh về hình ảnh con trâu làng quê Việt Nam.
- Mở dài:
Giới thiệu khái quát về hình ảnh con trâu làng quê: hình ảnh con trâu trong cuộc sống và văn hóa cảu người nông dân Việt Nam.
- Thân bài:
1. Nguồn gốc, chủng loại con trâu:
– Trên thế giới: được thuần hóa sớm nhất ở đâu?
– Ở Việt Nam: trâu được thuần hóa từ bao giờ?
2. Đặc điểm hình thái của con trâu:
+ Hình dáng: To, lớn, béo, khỏe.
+ Màu sắc: đen nâu.
+ Cân nặng, kích cỡ (so sánh với con bò hoặc các loài thú lớn khác)
+ Đầu: ta, chắc, dài.
+ Sừng: đen, nhọn, cong cong.
+ Mắt: to và lồi.
+ Miệng: bè, trên mồm và lỗ mũi lớn thường được sỏ dây.
+ Ức nở bón chân chắc nịch, kéo cầy rất khẻo.
3. Đặc điểm sinh thái và sinh sản của con trâu:
+ Điều kiện, môi trường sống phù hợp: sống ở vùng nhiệt đới, vùng trũng thấp.
+ Điều kiện dinh dưỡng: thức ăn, nước uống:
+ Bệnh thường gặp và cách chăm sóc sức khỏe cho trâu.
+ Sinh sản của trâu: đẻ con, mỗi lứa một con.
+ Đặc điểm con non: nuôi con nhỏ bằng sữa,…
(So sánh với các thú nuôi khác)
4. Đặc điểm đặc biệt của trâu:
+ Là động vật nhai lại, dễ nuôi, ăn tập (cỏ các loại râu, rơm rạ …) những loài thực vật con người bỏ đi đều tận dụng đẻ nuôi trâu được.
+ Thả rông trâu tự kiếm ăn được từ các vùng đồi núi.
5. Vai trò của con trâu trong đời sống con người Việt Nam
+ Cày, kéo xe rất khỏe.
+ Sữa trâu rất tốt
+ Da trâu để làm trống.
+ Sừng trâu để làm lược, làm đồ thủ công mỹ nghệ.
+ Thịt trâu còn là thực phẩm có giá trị cao…
6. Hình ảnh con trâu trong văn hóa, nghệ thuật và tâm linh:
Năm 2003, hình ảnh con trâu được chọn là biểu tượng Seagames ở Việt Nam. Trâu còn là hình ảnh ven thuộc trong thơ ca nạc họa… hình ảnh mục đồng thổi sáo cưỡi lưng trâu về làng là một hình ảnh đẹp và nên thơ gắn bó với bao thế hệ người dân Việt Nam.
Kết bài:
Cảm nghĩ của em về con trâu: con trâu là con vật hữu ích gắn bó với người dân ở làng quê Việt Nam. Trong cuộc sống hiện đại, liệu con trâu còn có được vị trí vai trò như trước nữa không khi các nức ngày một tiến tới công nghiệp hóa.
Bài tham khảo 1:
Thuyết minh về hình ảnh con trâu làng quê Việt Nam.
- Mở bài:
Con trâu là vật nuôi đứng đầu hàng lục súc. Hầu như em bé VN nào cũng thuộc bài ca dao :
“Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”
Con trâu là biểu tượng cho những đức tính như hiền lành, cần cù, chịu khó… Nó là cánh tay phải, là tài sản vô giá của người nông dân Việt Nam: “con trâu là đầu cơ nghiệp”.
- Thân bài:
Mỗi con trâu có thể nặng trên dưới ba tạ. Da trâu đen bóng, lông lưa thưa. Chiếc đuôi dài khoảng một mét, có chùm lông dài và mượt, lúc nào cũng đập qua đập lại để đuổi muỗi, đuổi ruồi. Bốn chân trâu to và dài, bàn chân có móng gân guốc to, dày và nhọn. Hai chiếc sừng nhọn hoắt, uốn cong rất đẹp. Ở Đồ Sơn, Hải Phòng có lễ chọi trâu:
“Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng mười tháng tám, chọi trâu thì về”
Mắt trâu lồi to rất ưa nhìn. Bụng trâu khá to ; có phải vì thế mà trâu bước đi chậm chạp ? Trâu là loài nhai lại, nó chỉ có một hàm răng (hàm dưới). Trâu rất dễ nuôi. Thức ăn chính là cỏ tươi. Trâu cũng biết ăn rơm, ăn cám. Phân trâu màu đen, dùng để bón cây, bón lúa rất tốt.
Trâu chịu rét kém, nhưng chịu nắng giỏi. Về mùa hè, nó có thể kéo cày, kéo bừa từ mờ sáng đến non trưa. Trâu tơ, trâu đực, trâu mờm kéo cày rất khoẻ. Trâu cái độ 2, 3 năm đẻ một lứa, mỗi lứa một con nghé. Câu tục ngữ: “ruộng sâu, trâu nái ” nói lên chuyện làm giàu ở nhà quê ngày xưa.
Thịt trâu tuy không ngon bằng thịt bò, nhưng là nguồn thực phẩm rất dồi dào và có giá trị. Sữa trâu rất bổ. Da trâu thuộc để xuất khẩu, để làm giầy dép.
- Kết bài:
Màu xanh mênh mông của những đồng lúa, cánh cò trắng rập rờn điểm tô, và con trâu hiền lành gặm cỏ ven đê… là hình ảnh thân thuộc đáng yêu của quê hương. Câu hát: “ai bảo chăn trâu là khổ….” của chú bé vắt vẻo ngồi trên lưng trâu, và tiếng sáo mục đồng mãi mãi là hồn quê non nước.
Bài tham khảo 2:
Thuyết minh về hình ảnh con trâu làng quê Việt Nam.
- Mở bài:
“Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc”. Nhân dân ta sử dụng cách nói ấy để đề cao vai trò của trâu trong cuộc sống. Hơn nữa, trâu còn là con vật bình dị, thủy chung, cần cù như người bản tính của con người Việt Nam. Vậy nên, nhắc đến ruộng đồng nước Việt, người ta không thể nhắc đến hình ảnh con trâu làng quê.
- Thân bài:
Nguồn gốc trâu nhà.
Các giống trâu nhà hiện nay đều xuất phát từ trâu hoang dã. Trâu nhà được thuần hóa đầu tiên ở Ấn Độ và Pakistan cách đây 5.000 năm và chúng cũng được thuần hóa tại Trung Quốc khoảng 4000 năm. Người Việt cổ đã sớm thuần hóa trâu, bắt đầu từ hậu thời kỳ đồ đá mới cách đây khoảng 4,5 ngàn năm để giúp nghề trồng lúa nước.
Đặc điểm của con trâu.
Trâu là động vật thuột họ Bò, bộ nhai lại, guốc chắn, nằm trong lớp thú có vú nhóm sừng rỗng. Trâu Việt Nam đa số là trâu rừng thuần hóa, màu xám đen. Ở một số vùng cũng có trâu xám cũng gọi là trâu bạn nhưng không nhiều. Trâu cao trung bình 1,2m; nặng 400-700kg.
Bao phủ cả thân mình trâu là bộ da trơn láng, thường nhơn nhớt bùn đất để giữ cho da luôn ẩm ướt. Sừng trâu rỗng, cong hình lưỡi liềm, màu trắng ngà. Tuy chỉ có tám răng cửa nhưng trâu không gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Bởi trâu được bù đắp thiếu sót bằng một cái dạ cỏ. Đó là dạ dày gồm bốn túi, giúp chứa rất nhiều thức ăn chưa nghiền nát. Khi nằm nghỉ ngơi, trâu có thể ợ lên nhai lại rồi mới tiêu hóa hẳn
Trâu cái ba tuổi trẻ lứa đầu. Mỗi con trâu trong đời đẻ năm đến sáu lứa. Trâu con gọi là nghé. Nghé sơ sinh nặng 22-25gk. Sau 2-3 năm, trâu nghé trưởng thành và có thể giúp người nông dân kéo cày.
Ý nghĩa của con trâu trong đời sống người nông dân Việt Nam.
Con trâu là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Hình ảnh “con trâu đi trước cái cầy theo sau” luôn hiện hữu trong tâm trí người dân Việt Nam ta. Bởi với truyền thống nông nghiệp, con trâu – cái cày đối với con người là vô cùng quan trọng. Trâu là sức kéo không thể thiếu trong việc đồng áng. Lực kéo của trâu là 0,34-0,4 mã lực. Tức là một ngày trâu cày khoảng hai sào ruộng và kéo khoảng 700kg hàng hóa
Trâu rất gần gủi với người Việt. Ngoài việc nuôi trâu để lấy sức kéo, người ta còn nuôi trâu để lấy thịt, sữa và phân bón. Sữa trâu tuy không thông dụng lắm nhưng cũng góp phần vào bữa ăn của người nông dân và còn dùng để chế biến thành những món đặc sản nữa. Phân trâu thì được sử dụng để bón cho cây, vừa tiện lại vừa rẻ. Một con trâu thải ra 15kg phân mỗi ngày. Ngoài ra, người ta còn lấy sừng trâu để làm đồ mĩ nghệ. Da trâu lấy làm mặt trống hay các mặt hàng gia thuộc. Nhìn chung, trâu ta rất nhiều giá trị về thực phẩm cũng như hàng hóa. Vì vậy dân ta có câu: “muốn giàu nuôi trâu cái, muốn lụn bại thì nuôi bồ câu”
Con trâu sớm hôm gắn bó với người nông dân. Từ khi trời vừa hửng sáng, trâu đi theo bác nông dân ra đồng:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cầy với ta
Cấy cầy vốn nghiệp nông gia
Ta đay, trâu đấy ai mà quảng công
Có thể nói, trong các loài gia súc, con trâu vẫn là khổ cực nhất. Vết hằn sâu trên da thịt nó, nơi dưới đặc chiếc ách cày qua bao năm tháng có thể chứng minh được điều đó. Chẳng phải người ta có câu “làm thân trâu ngựa” để chỉ những việc cực nhọc, vất vả tột cùng đó sao? Thế mà trâu vẫn chăm chỉ làm lụng, không hề so đo, tính toán gì. Bởi bản tính của con trâu là hiền lành, chăm chỉ.
Qua giai đoạn cày bừa, trâu tuy đỡ khổ hơn một chút nhưng trâu lại phải kéo những núi hàng hoặc cả xe đầy người. Câu tục ngữ “Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu” cho ta thấy trâu là phương tiện giao thông rất phổ biến ở các vùng nông thôn.
Ý nghĩa con trâu trong đời sống văn hóa.
Trâu gắn liền với mùa màng nên cũng dễ hiểu thôi nếu người ta cho trâu là biểu tượng của sự sung túc. Đồng bào Châm, Hơ-mông, có lễ hội đâm trâu vào tháng 3,4 âm lịch. Ngày thứ nhất con trâu được cột ở giữa sân. Kế bên là một cây nêu. Mọi người ca hát, nhảy mưa chung quanh. Ngày thứ hai, thanh niên trai tráng sẽ mổ trâu trong tiếng chiêng, tiếng trống thập thùng. Sau khi đâm trâu, thịt trâu được sẽ ra cho từng nhà. Còn phần to nhất sẽ mang lên nhà rông cùng ăn. Danh vọng, sự giàu có của gia đình bản làng thể hiện qua sự béo tốt của chú trâu.
Truyền thuyết dân tộc Chằm kể lại rằng có một người mẹ sinh ra một đứa bé khấu khỉnh. Thế nhưng thần Sư tử – vị thần bảo hộ của dân tộc lại muốn ăn thịt đứa bé ấy. Để cứu đứa bé thoát khỏi số mệnh, mọi người bàn nhau dùng một con trâu trắng thay thế. Từ đó, để tỏ lòng biết ơn đối với sự hi sinh của trâu, cứ bảy năm một lần đến tháng bảy âm lịch Chàm, người ta lại tổ chức lễ hội tế thần sư tử với con trâu linh thiêng để cầu bình an, mưa thuận gió hòa.
Bên cạnh đó, con trâu được dùng làm sính lễ của đàng trai khi hỏi cưới. Đối với dân tộc Kinh, ở vùng Đồ Sơn có lễ hộ chọi trâu. Những con trâu vạm vỡ, khỏe mạnh nhất của làng được chọn ra, thi thố với nhau. Trâu bên nào thắng ,tức là hút bị thương đối thủ là làng đó sung túc giàu mạnh hơn.
Trâu Việt Nam xuất hiện nhiều trong thơ ca và tranh vẽ. Nhất là cùng với những chú mục đồng miệng thổi sáo du dương. Ở nông thôn công việc thường nhất của các em bé là chăn trâu nên trâu có ấn tượng rất sâu sắc đối với tuổi thơ. Con trâu là cái hồn của làng quê Việt Nam. Không ồn ào, hăng sức, trâu cứ lững thững tiến vào tâm thức người dân Việt.
Cách chăm sóc và nuôi dưỡng trâu.
Trâu, bò làm việc mỗi ngày cho ăn ba lần: sáng, trưa, chiều. Vào những ngày làm việc ban đêm người ta còn cho ăn một số thức ăn bổ sung như cám, thức ăn hổm hợp, cháo, có thể uống thêm nước đường… Sau các giờ làm việc, chúng ta cần xoa bóp vai cày trong vài phút, bắt ve, cậy đất trong móng chân, đất bùng bám trên mình trâu bò. khi trâu bị thương, cần vệ sinh sạch sẽ các vết thương, bôi thước sác trùng cẩn thận vào chỗ vết thương.
Mùa hè, cho trâu đầm tắm hằng ngày, nhất là đói với trâu vốn chịu nóng kém, thích bóng râm. Cho trâu làm việc ngoài nắng 1-2h nên cho chúng nghỉ giải lao, gặm cỏ, uống nước. Chuông trại cần thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa. Đặc biệt là mùa đông, chuồng trại không che chắn khi gặp trời gió rét đột ngột, gió lùa có thể làm cho trâu bò bị cảm lạnh, viêm phổi và chết.
Mỗi con trâu cần 4-6m² diện tích nền chuồng. Chuồng phải khô ráo, dễ làm vệ sinh, không bị ứ đọng nước. Nền chuồng nên xây bằng xi măng và nên có mùng để che muỗi. Có một số nơi không có truồng thường cho trâu bò đầm dưới sình để tránh ruồi muỗi nhưng dễ bị kí sinh trùng và bệnh ngoài da.
Trâu thường ăn một lượng cỏ tương bằng 1/10 trọng lượng cơ thể và có thể uống 30-40 lít nước mỗi ngày. Nên định kì tim phòng các bệnh truyền nhiễm cho trâu như: tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng. Muốn cho trâu bò làm việc tốt, dai sức ta phải cho trâu bò nghỉ ngơi, hợp lí, tránh cho trâu bò làm việc quá sức. Đối vói trâu bò làm việc nhiều, sức khỏe giảm sút, gầy gò cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng bằng các loại cỏ tươi, thức ăn tinh bột hay bổ sung các khối bánh u-rê mật đường giúp trâu bò mâu lấy lại sức…
- Kết bài:
Ngày nay, khi máy móc đã thay sức kéo của trâu bò, hình ảnh con trâu làng quê lui về một vị trí khiêm nhường trong đời sống và lao động của con người Việt Nam. Thế nhưng, số lượng trâu bò nuôi trên cả nước vẫn còn rất lớn. Trâu tiếp tục sống gần gũi, thân thiện và gắn kết với người nông dân Việt Nam.
Bài tham khảo 3:
Thuyết minh về hình ảnh con trâu làng quê Việt Nam.
- Mở bài:
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”– câu nói đó có lẽ từ lâu đã in sau vào nếp nghĩa của mỗi người dân Việt Nam. Con trâu găn liền với nền kinh tế của mỗi gia đình. Nó như một người bạn tri ân, tri kỹ của mỗi người dân. Bất kể bạn đứng ở đâu trên đất nước mình, ta vẫn có thể bắt gặp những chú trâu vạm vỡ chăm chỉ, cần mẫn tạo những đường cày thẳng tấp, đóng góp sức lao động của mình cho mỗi mái ấm gia đình.
- Thân bài:
Trâu là động vật họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ góc chắc. Trâu việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, lông mầu xám, xám đen.
Trâu có thân hình vạm vỡ, to khỏe. Chẳng thế mà nó có thể kéo cày cho cả một thửa ruộng chỉ trong vài ngày. Những chú trâu này không cao mà thấp, ngắn người nhưng đổi lại chúng có cái bụng rát to, mông dốc, chân trụ hết sức vững chãi.
Trâu thường sống ở vùng đầm lầy hay nơi có nhiều nước. Bởi da trâu ít lông, khó thoát nhiệt nên chịu nóng kém. Thức ăn chủ yếu của trâu là cỏ tươi. Khi nuôi trâu, người ta còn cho trâu ăn cở khô, rơm khô và cả một vài loại thức ăn tinh khác.
Trâu rất khỏe, ít khi bị bệnh. trâu chịu mưa giỏi nhưng chịu lạnh lại kém. Ở miền Bắc, vào mùa đông lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp, nhiều trâu nuôi bị chết cóng.
Người nông dân nuôi trâu chủ yếu là để lấy sức kéo. Trâu kéo cày, kéo bừa, kéo xe, kéo gỗ. Thịt trâu cũng là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Da trâu dùng để làm các vật dụng như mặt trống, túi đựng. Sừng trâu dùng làm đồ mĩ nghệ. Trước đây, người ta dùng sừng trâu làm tù và để thổi báo hiệu. Sữa trâu có nhiều dinh dưỡng nhưng ít khi người ta vắt lấy vì lượng sữa của trâu cái không nhiều.
Mỗi ngày, trâu ăn một lượng cỏ bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Tức là khoảng 30 – 40kg thức ăn. Bởi thế, trâu rất phàm ăn.Đôi hàm răng trâu chắc khỏe, có thể nghiền nát thức ăn thô cứng. Dạ dày trâu có một bộ phận chứa thức ăn dựu trữ. Khi thảnh thơi, trâu sẽ cuộn thức ăn ấy lên miệng nhai lại để tiêu hóa triệt để.
Con trâu không chỉ là một con vật nuôi mà còn đi vào thơ ca, tranh vẽ và đời sống văn hóa tinh thần của con người. Tướng trâu bệ vệ, vững chãi là biểu tượng của cuộc sống sung túc, phồn vinh. Hàng năm, nhiều địa phương tổ chức lẽ hội chọi trâu để cổ động cho phong trào nuôi trâu khỏe, làm nông giỏi. Các tộc người thiểu số thường tổ chức lễ hội đâm trâu sau hái đã gặt hái xong mùa. Họ lấy con trâu làm vật tế thần để cầu mong thần linh phù hộp, che chở.
- Kết bài:
Dù ngày nay, máy móc đã thay sức kéo của trâu bò nhưng lượng trâu nuôi trên cả nước ta vẫn còn rất lớn. Có thể con người nuôi trâu để lấy thịt. Nhưng có lẽ bởi vì tình cảm của con người dành cho loài trâu vẫn còn tha thiết lắm. Chắc chắn, hình ảnh con trâu làng quê sẽ mãi mãi in đậm trong tâm trí của người Việt cho đến muôn đời sau.