thuyet-minh-ve-rong-komodo

Thuyết minh về rồng Komodo ở Indonesia

Thuyết minh về rồng Komodo ở Indonesia.

  • Mở bài:

Có nguồn gốc từ thời tiền sử, phát triển cho đến ngày nay, rồng Komodo là một trong những loài động vật cổ xưa nhất còn tồn tại trên mặt đất. Với sức mạnh của bộ xương hàm cực khỏe,

  • Thân bài:

1. Nguồn gốc loài rồng Komodo.

Rồng Komodo có tên khoa học là Varanus komodoensis, Là loài bò sát nghe tên thì cũng đã biết rằng rồng Komodo cũng được cho là có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm. Cái tên “Komodo” mà chúng ta đặt cho loài sát thủ máu lạnh này đơn giản chỉ là nó được tìm thấy tại đảo Komodo, Indonesia.

2. Đặc điểm hình thái.

Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất trên thế giới hiện nay, với chiều dài trung bình từ 2-3m, nặng trên dưới 150 kg. Với khối lượng ấy, có thể nói rồng Komodo là loài thằn lằn nặng nhất trên Trái Đất. Cả thân hình của rồng Komodo khá dài, phẳng với đầu gò má tròn, da dạng vảy, đầu hơi chúc xuống, sở hữu chiếc đuôi vô cùng cơ bắp và mạnh mẽ. Các đặc điểm sinh học chỉ cho phép loài rồng này sinh sống tại các đồng cỏ và rừng rậm ởi quốc đảo Indonesia, nên chúng ta không thể tìm loài động vật quý giá này ở bất cứ nơi nào trên Trái đất.

3. Đặc điểm sinh thái.

Đảo Komodo thuộc Indonesia là nơi rồng Komodo sống nhiều nhất. Chúng có thể sống thích hợp ở nhiều môi trường khác nhau, kể cả môi trường cực kì khắc nghiệt như núi lửa, khô cằn. Chúng có khả năng lặn sâu 5m dưới mặt nước để săn mồi, nhưng cũng có thể leo trèo như thằn lằn trên cây. Rồng Komodo là loài đặc hữu của Indonesia, không nơi nào có ngoài đất nước này.

Theo khoa học, rồng Komodo là loài cận chủng với giống khủng long ngày xưa, đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm. Tại Australia cũng có loài thú giống như rồng Komodo với kích thước to gấp ba lần nhưng loài bò sát đó cũng không còn. Còn lại chỉ là những bộ xương hóa thạch. Indonesia hiện nay còn khoảng 3.500 cá thể rồng Komodo. Trong đó chỉ có khoảng 350 con là rồng cái. Mặc dù rồng Komodo được bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng do tình trạng thu hẹp môi trường sống do con người lấn chiếm cùng những tác hại ở thiên nhiên như núi lửa và lượng rồng cái ít oi nên nguy cơ tuyệt chủng của loài rồng này là rất cao.

Rồng Komodo này là loại ăn thịt nhưng rất đa dạng. Chúng có thể ăn côn trùng hay các loại động vật như dê, trâu rừng, lợn lòi, thậm chí chúng còn ăn thịt lẫn nhau. Rồng Komodo là loài ăn thịt vô cùng hung dữ. Chúng đứng đầu chuỗi thức ăn trong khu vực mà chúng sinh sống. Khi đói bụng, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì mà chúng tìm thấy. Khi săn bắt, rồng Komodo thường dựa vào sự kiên nhẫn nằm chờ đợi con mồi đi qua. Khi tấn công con mỗi, chúng tấn công ồ ạt, làm con mồi bị thương rồi lặng lẽ bỏ đi, cứ mặc con mồi tẩu thoát.

Một nhát cắn của Komodo có thể truyền chất kịch độc vào cơ thể con mồi vì nước dãi có sẵn nhiều vi khuẩn làm con mồi dễ nhiễm trùng. Chất độc của chúng cực kì đáng sợ, trong nước bọt của loài rồng này có hơn 50 loài vi khuẩn, khi bị loài rồng này cắn, lập tức sẽ bị nhiễm trùng và chết ngay trong vòng 24 giờ. Lúc này, rồng Komodo dùng khứu giác đánh hơi và lần theo dấu nạn nhân, sử dụng hàm răng xé xác, làm thịt con mồi. Đúng là loài vật có dòng họ chung với các loài khủng long cổ đại.

Loài vật hiếm này đang có nguy cơ tuyệt chủng khi chỉ còn 4.000-5.000 cá thể trong đời sống hoang dã. Tuy nhiên trong số đó chỉ còn khoảng 300 con cái là có khả năng sinh sản. Vì sự khan hiếm “phái nữ”, các con đực luôn phải chiến đấu cam go để giành cho mình một cô nàng. Rồng đực càng to, khỏe thì khả năng giành giật bạn tình và bảo vệ lãnh thổ càng lớn. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Melbourne, Australia, đã chỉ ra rằng, tuổi thọ của rồng Komodo cái chỉ bằng khoảng một nửa so với những con đực bởi chúng phải làm quá nhiều “việc nhà”, như xây tổ và bảo vệ trứng.

Rồng Komodo cũng có điểm yếu vì chúng là loài bò sát máu lạnh, do đó luôn cần điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Vào những ngày nóng nhất trong năm, chúng phải tạm ngưng mọi hoạt động và tìm kiếm bóng râm của các cây cao to để trú ẩn và cân bằng nhiệt độ cơ thể. Thính giác và thị giác của rồng Komodo không nhạy bén nhưng ngược lại khứu giác rất tinh, cảm nhận bằng lưỡi. Chúng chỉ có thể nghe được âm thanh từ 400-2000 hertz mặc dù có lỗ tai khá to, và đặc biệt khả năng quan sát vào ban đêm rất kém.

  • Kết bài:

Mặc dù rồng Komodo được bảo vệ nghiêm ngặt, song tình trạng thu hẹp môi trường sống do con người lấn chiếm cùng những tác động thiên nhiên của núi lửa, lượng rồng cái ít oi, nên giống này là loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Thuyết minh về Cá sấu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang