tran-trong-tho-han-mac-tu

Biểu tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử

Biểu tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử đã đến với thơ như một định mệnh. Ông biết làm thơ từ nhỏ, mê văn chương và hay hội đàm với các bậc thi nhân, chí sĩ. Đối với ông làm thơ là đi vào trong cõi mơ ước, trong “huyền diệu”, trong “sáng láng” và vượt hẳn ra ngoài cõi “hư linh”. Chế lan Viên trong tập điêu tàn cũng có nhắc đến: “Hàn mặc Tử nói làm thơ tức là điên”. Bởi thế, trong thơ Hàn Mặc Tử ba hình tượng nỏi bậc hồn-trăng-máu luôn hòa quyện làm một tạo nên một sức ám ảnh vượt trội chưa từng có trong thi ca. “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình” – Chế lan Viên.

Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không giống với những vầng trăng mà ta thường thấy trong thơ Lý Bạch, Xuân Diệu hay Nguyễn Bính. Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử là biểu thị của nỗi đau kì dị. Nó vừa lung linh hiện thực vừa ảo huyền ma quái; vừa ngây thơ, khờ khạo vừa như có linh hồn ẩn khuất. Chừng như ông nghe được hơi thở, bước đi, sự chuyển hóa âm thầm của bóng trăng. Trăng dường như thấu suốt nỗi đau vo cùng tận của thi nhân và cũng là đối tượng để thi nhân thổ lộ, tâm tình. Trăng đồng cảm và nâng đỡ linh hồn thi nhân trong những cơn tuyệt vọng.

Nếu gắn trăng và cuộc đời của hàn mặc Tử thì đáng ra ông phải thù hận, phải ghét bỏ, phải oán than bởi nó làm cho thân thể ông đâu đớn. Nhưng ở đây, Trăng không nằm ở khía cạnh thực thể, nó là một biểu tượng của cái đẹp, của nghệ thuật thi ca. Trăng chính là phương tiện để Hàn Mặc Tử tự do biểu lộ tâm hồn mình. Hãy nghe ông tả trăng:

“Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi”.

Trăng đẹp như một cô gái trong giấc mơ ảo huyền đang phô bày hết vẻ đẹp hình thể và tinh thần. Sự phức hợp giữa ánh sáng và đường nét gây cho ta sức ám ảnh lớn về hình ảnh trăng. Là trăng hay là người đăng nằm? Là mơ hay là thực trong sự điên loạn của tinh thần thật khó mà phân biệt. Ta nhận thấy một sự mỉa mai, cay nghiệt rất lớn từ lời thơ. Ta cũng nhận thấy một nét quyến rũ mê hồn của thực thể không cưỡng lại được. Câu thơ lả lơi như lời trêu ghẹo, bông đùa của gã si tình táo bạo.

Nhưng đôi khi, trăng lại tràn ngập nỗi uất ức xa xôi:

“Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm
Cho trăng ngập dần lên tới ngực”

Ở đây, trăng là cõi chết, cõi hủy diệt, cõi hư vô. Trăng tàn bạo xâm chiếm sự sống, cào cấu nỗi đau man rợ khủng khiếp. nhưng một lúc nào đó khi đưởi trăng đi, ông lại hoảng hồn tìm kiếm trong vô thức:

“Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng thiên
Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên”

Có được trăng rồi lại khổ đau. Ông không thể giữ lại nó ở bên mình mặc dù ông rất tha thiết. Nó vừa là nỗi dịu êm xoa nhẹ vết thương cô đơn, trống vắng, vừa là tác nhân khơi dậy nỗi đau trong mình. Nên có lúc, ông muôn bán trăng đi, muốn nó đi thật xa không còn dấu vết:

“Trăng! Trăng! Trăng! Là trăng, Trăng, Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ”.

Có thể nói, trăng trong thơ Hàn Mặc Tử là một vật gì đó có thể cầm nắm được, và ông là một người tạo tác tha hồ chạm khắc, sửa đổi, vò nắn theo ý mình. Trăng nhiều lúc lẫn trong máu huyết, lai láng gợi cảm giác ớn lạnh như một kiểu kinh dị điển hình. Trăng thực sự trở thành biểu tượng của một sự thác loạn tâm hồn trong cơn điên bất tận. Nó chính là biểu tượng của sự đau khổ khi con người uất ức đến tuyệt đỉnh, nó như là vực thẳm đày đọa tâm hồn thi sĩ.

Đối với Hàn Mặc Tử trăng còn là người bạn tâm giao và là nguồn sáng tạo vô biên. Nó luôn đến mỗi khi ông cầm bút lên định viết. Nó nằm cạnh suốt thâu đêm tâm tình, thổ lộ. Trên khắp các trang thơ, ánh trăng rải một màu bạc mơ hồ, kì diệu. Không lúc nào trong thơ ông không có trăng, nhất là giai đoạn về sau khi căn bệnh của ông ngày càng trầm trọng. Ông không oán trách nữa mà cố tìm lấy một sự hòa dịu tối thượng để linh hồn được bình yên.

Cũng chính vầng trăng trở thành nguồn cảm hứng bất tận của chàng thi sĩ tài hoa này. Ông viết về trăng không ngừng nghỉ và chưa bao giờ ông chán nản khi nói về trăng. Ở mỗi điểm nhìn, trăng hiện hiện hình trong thơ ông với một vị thế và sắc thái hoàn toàn khác trước đó. Có lẽ nhờ vậy mà Hàn Mặc Tử đã biểu đạt gần như trọn vẹn hình ảnh trăng trong thơ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang