van-ban-sao-bang-la-gi-va-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-sao-bang-ngu-van-8-tap-1-chan-troi-sang-tao

Văn bản: SAO BĂNG LÀ GÌ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ SAO BĂNG? (Ngữ văn 8, tập 1, Chân Trời Sáng Tạo)

SAO BĂNG LÀ GÌ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ SAO BĂNG?

Nhiều người tin rằng, khi nhìn lên bầu trời và thấy sao băng, nếu nhanh chóng ước một điều gì đó thì điều đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật. Một số quan niệm cho rằng, sao băng là một hình tượng đẹp và thường gắn liền với nhiều câu chuyện về tình yêu.

Sao băng là gì?

Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc rất lớn (khoảng 100 000 km/h). Lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển. Thiên thạch có nguồn gốc là bụi vũ trụ, mảnh vụn từ các sao chổi hoặc các tiểu hành tinh.

Hầu hết các thiên thạch bị đốt cháy trước khi chạm vào mặt đất. Tuy nhiên, nếu có kích thước lớn, chúng có thể rơi xuống và tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa.

Mưa sao băng là gì?

Mưa sao băng là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời.

Khi quan sát những trận mưa sao băng, chúng ta đều có thể dễ dàng nhận thấy các sao băng đều xuất phát hoặc hướng về một khu vực trên bầu trời. Khu vực đó được gọi là tâm điểm của mưa sao băng. Tên của các trận mưa sao băng sẽ được đặt theo tên khu vực chòm sao mà tâm điểm của trận mưa sao băng đó hướng tới.

Mỗi trận mưa sao băng thường kéo dài trong nhiều ngày, tuy nhiên khoảng thời gian sao băng xuất hiện nhiều nhất lại khá ngắn và trong khoảng cực điểm ấy, số lượng sao băng quan sát được có thể từ 10 cho đến 100 sao hoặc nhiều hơn nữa. Thỉnh thoảng, có những trận mưa sao băng dày đặc, mật độ sao quan sát được có thể lên đến hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao mỗi giờ. Những cơn mưa sao băng như thế được gọi là bão sao băng.

Mỗi năm thường có những trận mưa sao băng nào?

Mỗi năm có rất nhiều trận mưa sao băng. Sau đây là gợi ý cho bạn về một số trận mưa sao băng hằng năm có mật độ sao tương đối cao:

– Mưa sao băng Qua-đờ-ran-tít (Quadrantids): từ 1 – 5/01 hằng năm, cực điểm thường vào 3 – 4/01.
– Mưa sao băng En-ta A-qua-rít (Enta Aquarids): 19/4 – 28/5 hằng năm, cực điểm vào 5 – 6/5.
– Mưa sao băng Pơ-sây (Perseids): 17/7 – 24/8 hằng năm, cực điểm vào 12 – 13/8.
– Mưa sao băng Ơ-ri-ơ-nit (Orionids): 2/10 – 7/11 hằng năm, cực điểm vào 21-22/10.
– Mưa sao băng Lê-ô-nit (Leonids): 10 – 23/11 hằng năm, cực điểm vào 16 – 17/11.
– Mưa sao băng Gie-mi-nit (Geminids): 7 – 17/12 hằng năm, cực điểm vào 12 – 13/12

Việc quan sát được sao băng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trời mây, độ ô nhiễm không khí của nơi đó hay ánh sáng của Mặt Trăng. Nếu bầu trời nhiều mây thì không thể quan sát được sao băng, hay nơi đó có quá nhiều bụi ô nhiễm hoặc ánh sáng thì việc quan sát sao băng cũng gặp nhiều khó khăn.

Vì sao mưa sao băng lại có chu kì?

Sao băng là sự xuất hiện ngẫu nhiên của các thiên thạch trên bầu trời, vậy tại sao mưa sao băng lại có thể xuất hiện theo chu kì? Bên cạnh bụi vũ trụ thì trên thực tế, nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng chính là các sao chổi. Sao chổi là những thiên thể quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo riêng. […] Do được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển động gần Mặt Trời, đuôi sao chổi bị sức nóng của Mặt Trời đốt cháy, tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo. Nếu quỹ đạo của Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của dải bụi này thì ít nhất mỗi năm vào đúng một thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ đi xuyên qua dải bụi đó và hiện tượng mưa sao băng sẽ xảy ra trong thời gian đó. Vì vậy, hầu hết các trận mưa sao băng đều có chu kì là một năm.

[…]

(Ngữ văn 8, tập 1, Chân Trời Sáng Tạo)

Soạn bài:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang