Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển (Lê Phương Liên) (Ngữ văn 7, Cánh Diều)
1. Chuẩn bị.
– Đọc trước văn bản nghị luận Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”, tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển (Véc-nơ).
– Liên hệ với những hiểu biết của em về văn bản Bạch Tuộc, trích Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc – nơ (Bài 3) để hiểu thêm văn bản nghị luận này.
Trả lời:
– Đọc trước văn bản nghị luận Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lê Phương Liên.
– Nhà văn Lê Phương Liên sinh năm 1951 tại Hà Nội.
– Bà có nhiều tác phẩm được chú ý như Khúc hát hạnh phúc (NXB Hội Nhà văn, 2002), Én nhỏ, NXB Kim Đồng (2013), Ký ức ánh sáng (NXB Phụ nữ, 2013).
– Bà đã được nhận nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Trung ương Đoàn, Giải thưởng Bộ Giáo dục năm 1970 cho truyện ngắn Câu hỏi trẻ thơ, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1997.
– Bà có rất nhiều những sáng tác đặc sắc dành cho thiếu nhi
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản “Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển” nói về khát vọng của con người với biển cả mênh mông, rộng lớn, giá trị nhân văn sâu sắc của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này với hiện tại và tương lai.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu nào là ý kiến của tác giả nêu trong phần 1?
Trả lời:
– “Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn.”
Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần 2 phát triển ý kiến nêu ở phần 1 như thế nào?
Trả lời:
– Phần 2 phát triển ý kiến nêu ở phần 1 như sau:
+ Khái vọng được khám biển cả, đại dương mênh mông là khát vọng muôn thủa của rất nhiều dân tộc.
+ Thuyền trưởng Nê-mô là hình ảnh đại diện cho người anh hùng manh lí tưởng cao đẹp, mạnh mẽ đó.
Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý những nhận xét của người viết về tác giả Véc – nơ.
Trả lời:
– Là người mang những sáng tạo kì vĩ, mang tính khoa học viễn tưởng. Là người am hiểu sâu rộng về địa lí thế giới, sự am hiểu cặn kẽ về kiến thức vật lí, toán học, sinh học, lịch sử, tự nhiên và xã hội,…
Câu 4 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nội dung phần 4 liên quan gì tới nhan đề văn bản?
Trả lời:
– Nội dung phần 4 thể hiện những điểm hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển có liên quan trực tiếp tới nhan đề văn bản
Câu 5 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nội dung chính của phần 5 là gì?
Trả lời:
– Giá trị của những tác phẩm văn học mà Véc- nơ để lại sẽ còn mãi với thời gian và sẽ ngày càng phát huy hơn nữa.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhan đề văn bản cho em biết về vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn nêu lên là gì?
Trả lời:
– Vấn đề trọng tâm của văn bản là sức hấp dẫn và những giá trị sâu sắc của tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển
Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tóm tắt nội dung các phần của văn bản bằng cách nêu 1 – 2 câu hỏi ngắn gọn cho mỗi phần:
Trả lời:
Phần 1 | Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển viết về ai, về sự kiện gì? Điều gì tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm? |
Phần 2 | Khát vọng của con người với biển cả mênh mông là gì? Hình ảnh thuyền trưởng Nê-mô xuất hiện trong tác phẩm như thế nào? |
Phần 3 | Tài năng của tác giả Véc-nơ được thể hiện như thế nào? |
Phần 4 | Giá trị sâu sắc của cuốn tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển là gì? |
Phần 5 | Giá trị của những tác phẩm văn học mà Véc- nơ để lại là gì? |
Câu 3 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo tác giả bài nghị luận, “những giá trị nhân văn” trong tác phẩm của Véc – nơ được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
– “những giá trị nhân văn” trong tác phẩm của Véc – nơ được thể hiện qua khao khát muốn tìm hiểu, muốn sống chung với biển cả của nhân loại.
Câu 4 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học ở Bài 3?
Trả lời:
– Văn bản này giúp em hiểu thêm về văn bản Bạch tuộc nó không chỉ là một câu chuyện phưu lưu, mạo hiểm, mang lại cho ta những cảm xúc nhất thời, hơn hết nó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện khao khát muốn tìm hiểu, muốn sống chung với biển cả của nhân loại.