»» Nội dung bài viết:
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ÐẾN NỬA ÐẦU THẾ KỶ XVIII.
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
1. Sự phân hóa trầm trọng nội bộ giai cấp thống trị dẫn đến nội chiến phong kiến gần một thế kỷ:
– 1497- Lê Thánh Tông mất.
– 1505- Lê Uy Mục lên ngôi, nổi tiếng là một vua dâm bạo, tàn ác. Kể từ đây, nội bộ giai cấp thống trị mâu thuẫn nghiêm trọng do xung đột giữa các phe phái quý tộc trong việc tranh quyền đoạt lợi. Từ năm 1505 đến 1527, đã có đến 6 triều vua thay nhau nối ngôi.
– 1527- Mạc Ðăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc
– Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa cùng với một số tôn thất nhà Lê thành lập triều Lê Trung Hưng tiến hành chống nhà Mạc. Sử gọi là cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều kéo dài gần 50 năm (1546- 1592)
– 1592- Nam thắng Bắc. Nhà Mạc thua trận phải chạy về Cao Bằng. Tại Thăng Long chế độ vua Lê- chúa Trịnh hình thành.
– Trịnh Kiểm giành quyền. Nguyễn Uông bị giết. Nguyễn Hoàng hoảng sợ xin vào khai phá vùng đất phía Nam rồi lập nên nhà Nguyễn tiến hành chống lại vua Lê- chúa Trịnh ở đàng ngoài. Sử gọi là Trịnh- Nguyễn phân tranh, kéo dài gần 50 năm (1627- 1672). Trong suốt thời gian nội chiến có 7 lần đánh nhau to nhưng không bên nào giành phần thắng nên đành lấy sông Gianh làm giới tuyến chia đôi sơn hà.
2. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và sự bành trướng của thế lực đồng tiền.
Trong hoàn cảnh chiến tranh, kinh tế vẫn có sự phát triển mạnh mẽ :
– Khẩn hoang lập đất ở đàng trong
– Sự phát triển tiểu thủ công nghiệp ở cả hai đàng
– Sự hình thành các đô thị lớn
– Ngoại thương phát triển nhanh do bắt đầu thiết lập quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa với các thuyền buôn phương Tây.
Kinh tế hàng hóa phát triển dẫn đến sự bành trướng của thế lực đồng tiền dần dần phá hoại nền tảng truyền thống đạo đức của dân tộc.
3. Về tư tưởng.
– Ðạo Nho ngày một suy vi
– Ðạo Phật chấn hưng- Ðạo Lão phát triển
– Sự ra đời của đạo Hoa Lang.
II. TÌNH HÌNH VĂN HỌC.
1. Những đặc điểm chung.
+ Lực lượng sáng tác nhosĩ bình dân và ẩn dật chiếm đa số.
+ Văn học chữ Nôm phát triển mạnh do:
– Kế thừa những thành tựu của giai đoạn trước.
– Hán học suy vi.
– Nho sĩ bình dân ẩn dật chiếm đa số.
+ Sự xuất hiện của nhiều thể loại mới:
– Lục bát- Truyện thơ Nôm, diễn ca lịch sử.
– Song thất lục bát- Khúc ngâm.
2. Nội dung chính:
a. Nội dung thù phụng, ca ngợi chính quyền phong kiến.
b. Nội dung ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước.
c. Nội dung tố cáo hiện thực xấu xa thối nát của chính quyền phong kiến đương thời:
Ðây là nội dung tiêu biểu và có giá trị của văn học thời kỳ này. Tập trung vào một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, NguyễN Cư Trinh, Ngô Thế Lân, Nguyễn Hàng. Thơ văn họ hoặc tố cáo trực tiếp bản chất xấu xa của chế độ phong kiến hoặc ca ngợi chữ Nhàn như một cách phản kháng gián tiếp. Vì vậy, nội dung này có giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Tố cáo nội chiến phong kiến tàn khốc.
+ Tố cáo sự xấu xa, thối nát của bọn vua chúa, quan lại đương thời.
+ Phản ánh sự suy đồi của đạo đức phong kiến do ảnh hưởng của thế lực đồng tiền.
d. Phản ánh số phận bi thảm của con người, nhất là người phụ nữ.
e. Ca ngợi tình yêu tự do, phóng khoáng.
Trong hoàn cảnh chế độ phong kiến và Nho giáo ngày một suy vi, văn học bắt đầu đề cập đến những nhu cầu giải phóng tình cảm con người. Các tác giả đã tỏ ra rất táo bạo, nhiệt tình, mới mẻ khi phản ánh, ca ngợi tình yêu, khẳng định hạnh phúc nơi trần thế và đề cao vai trò chủ động của người phụ nữ trong tình yêu (Lâm tuyền kỳ ngộ, Song Tinh bất dạ,..). Những tác phẩm này thể hiện rõ sự phát triển của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học
III. NHẬN XÉT CHUNG.
Văn học thời kỳ này có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.