ve-dep-huyen-co-cua-bien-troi-ha-long

Vẻ đẹp huyền cổ của biển trời Hạ Long qua “Hạ Long đá và nước” của Nguyên Ngọc

Vẻ đẹp huyền cổ của biển trời Hạ Long qua “Hạ Long đá và nước” của Nguyên Ngọc

Hiếm ai viết về Hạ Long mà say mê như Nguyên Ngọc. Hạ Long đá và nước như một bản trường bất tận. Ông viết bằng tất cả những gì ông biết về Hạ Long và lòng mến yêu lẫn tự hào về vùng đất xinh đẹp, kì bí và hoang sơ này. Hạ Long không chỉ đẹp trong mắt người Việt mà nó còn quyến rũ biết bao du khách phương xa từ thập phương đổ về, nhất là những ai lần đầu được tìm đến và chiêm ngưỡng. Hay như Nguyên Ngọc đã nói: “Có thể lang thang suốt đêm, đêm này qua đêm khác trên mặt vịnh, để mà nhìn, mà xem, mà biết, mà say mê sự giàu có kỳ lạ của biển Hạ Long…”.

Sự giàu có và kì lạ của hạ nói đến bao giờ cho hết. Nhìn vào dòng thời gian thuở cha ông đi mở đất cho đến bây giờ mới thấy hết cái giàu, cái kì bí của nó. Trước hết, Nguyên Ngọc dẫn dắt người đọc đi vào dòng lịch sử mênh mang thuở người Soi Nhụ tìm kiếm và khai phá vùn đất trù phú này. Văn hóa soi nhụ là nền văn hóa cổ, có nguồn gốc từ 25.000 năm trước, cùng thời với văn hóa Ngườm thuộc khu vực Võ Nhai, Thái Nguyên.

Cái tên Soi Nhụ là gọi theo địa điểm khảo cổ mà các nhà khoa học đã tìm thấy di chỉ ở đây, thuộc vịnh Bái Tử Long vào năm 1964 và tiến hành khai vật vào năm 1967. Nền văn hóa cổ Soi Nhụ có ảnh hưởng trên một phạm vi rộng lớn kéo dài từ vịnh Bái Tử Long đến vịnh Hạ Long bao gồm các quần đảo, đảo và một khu vực đất liền của Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương,…

Có thể nói nền Văn Hóa Soi Nhụ đã phát triển đến giai đoạn rực rỡ. Ngày nay tuy không thu nhặt được nhiều hiện vật nhưng với tầm ảnh hưởng rộng lớn của nền văn hóa này đã khẳng định một cách mạnh mẽ sức mạnh chinh phục biển khơi và hải đảo của cha ông thời tiền sử.

Nguyên Ngọc đã mô phỏng tiến trình chinh phục ấy thật tài tình: “từ Bắc Sơn hay Hòa Bình, hay là từ những rừng núi âm u nào phía Tây xa xôi kia – những con người can trường của Mẹ Âu Cơ, đã đi cuộc đi dài hàng vạn năm, gian nan bao nhiêu, vất vả bao nhiêu, tiến rồi lùi, lùi để mà tiến lên… chinh phục, làm chủ cả vùng nước non đẹp giàu này cho chúng ta hôm nay”.

Đó là từ thuở sơ khai, con người đã biết tiến về biển đông, tìm đến nguồn cá, nguồn muối và biết bao thứ lạ dồi dào mà nơi rừng núi không bao giờ có được. Chỉ mấy trăm kilomet thôi mà phải tải qua đến hàng ngàn năm, thậm chí là hàng vạn năm, con người mới định chân được nơi đây. Có được một nơi ở, có được một vùng biển đánh bắt đâu phải chuyện dễ. Và trong hành trình gian nan ấy, có biết bao con người đã ngã xuống, hóa thân vào đất, vào nước để làm nên linh hồn của miền đất này.

Và phải chăng, thứ ánh hào quang kỳ lạ nào kia đang ánh lên ở các chân đảo ta đang đi qua, lung linh, chập chờn, như thực như hư, có lúc tưởng chừng óng ánh cả một khu mặt vịnh chính là linh hồn của lớp lớp người đã về đây hội tụ trong đại hội của sắc màu và ánh sáng.

Thuyền trôi đi trên biển, nhẹ nhàng như đang lướt trên mây, giống như câu chuyện thần tiên ngày nào trên cung điện Nữ Oa mà ta thường hay nghe kể. Những đảo đá muôn hình vạn trạng hiện ra trước mắt, tưởng như có một người thợ khéo tay nào đó đã tài tình tạc khắc và khảm vào đó biết bao sắc màu màu sống động như một bức tranh thủy mặc.

Và rồi san hô. Một báu vật của Hạ Long đó chính là san hô. Từng bãi san hô trải dài trên bờ bịnh, nơi có vùng nước nông. Cả một rừng san hô dưới nước lộng lẫy trong ánh đèn soi. Nào là san hô cành, này là san hô quạt, còn kia là san hô trắng, san hô hồng, san hô đỏ chói rực một vùng như huyết, san hô màu xanh cẩm thạch huyền bí dưới vũng sâu. Một thiên đường san hô âm thầm dưới mặt nước có thể làm say mê bất cứ một người thợ lặn nào tìm kiếm đến nơi đây. Tất cả hòa phối theo nhịp nhàng sóng biển, cành lá cứ phơ phất đu đưa tựa như trêu đùa, tựa như vẫy gọi ma quái vô cùng.

Tiếp đến là sự giàu có của Hạ Long. Nguyên Ngọc đã không ngại khi phô bày điều đó. Hạ Long đâu chỉ đẹp thôi, Hạ Long còn giàu có hơn bất cứ vùng biển nào ở nước ta bởi vị trí đắc địa và kết cấu địa chất đặc biệt của nó. Nổi bậc là hải sâm, một loài giáp xác bám vào đá, thường sống ở vùng nước nông. Rồi tiếp đến là mực ống, mực sim, mực cơm, mực ngang,… cứ thế từng đàn hàng hàng vạn con kéo đi như một đoàn đại hùng binh bơi qua trên biển như một tấm thảm nâu di động. Buông một mẻ lưới là có thể vớt lên được hàng tấn.

Rồi cả cá và tôm nữa. Vô số các loài cá tôm tìm đến nơi đây trú mình trong dải san hô bạt ngàn, lẩn mình an toàn trong các hang hóc. Chính bởi thế, nơi đây giống như một vườn Thượng Uyển thủy cung, sự sống chưa bao giờ yên lặng mà cứ nườm nượp suốt ngày suốt đêm.

Hạ Long kì bí đâu chỉ ở cảnh tiên mê hoặc lòng người hay sự giàu có bất tận của nó. Hạ long đẹp trong lòng người còn bởi nó gắn với biết bao chiến công của con người từ thuở xa xưa mở cõi cho đến tận ngày nay.

Của sông Bạch Đằng nơi xưa, Hưng Đạo Đại Vương đã nhấn chìm biết bao nhiêu xác quân giặc. Nhưng chiếc cọc tre lẫy lừng vẫn còn nằm trong lớp bùn sâu. Câu chuyện ấy vẫn còn lưu kể đến muôn thế hệ mãi mãi về sau.

Năm 1434, vua Lê Thánh Tông muốn mở rộng thành Thăng Long, cho dân tự chủ đi tìm vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp, 17 con người Thăng Long lúc ấy đã khăn gói lên đường tìm đến Vịnh Hạ long. Một đêm, họ neo thuyền trên một đảo, giữa khuya bỗng nghe tiếng ếch nhái kêu biết là có nguồn nước ngọt. Họ liền hăm hở tìm đến đắp đập cao hơn mặt biển, khai hoang những khu rừng, xây dựng thành một đảo sống trù phú, thịnh vượng. Đảo ấy chính là đảo Hà Nam bây giờ

Năm 1468, vua Lê Thánh Tông, vị vua anh minh và vĩ đại nhất trong lịch sử nước ta, đã cho người mài đá tạc khắc bài thơ lên bờ vinh. 600 năm trôi qua, bài thơ vẫn còn đó như một ngọn đuốc sáng trong thời gian, như tiếng vọng của tâm linh dân tộc, hào hùng mà sâu lắng.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang