viet-doan-van-cam-nhan-bai-tho-nhung-canh-buom-cua-hoang-trung-thong

Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông

Đoạn văn 1.

“Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm gia đình. Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng làm xúc động lòng người. Bài thơ mở đầu với hình ảnh “hai cha con bước đi trên cát” dưới ánh nắng ban mai rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch – gợi ra tình cảm cha con ấm áp, thiêng liêng. Khi lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy trong lòng phơi phới. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, con nói với cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi. Lời đề nghị của con khiến cho người cha như tìm thấy chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con. Biện pháp ẩn dụ kết hợp với phép liên tưởng độc đáo khiến cho lời thơ thêm bay bổng và giàu sức gợi hình, gợi cảm. Từ hình ảnh hai cha con bước đi trên bãi biển, bài thơ gợi lên sự kết nối của hai thế hệ. Qua bài thơ, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tươi sáng hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng biết bao thế hệ.

Đoạn văn 2.

“Những cánh buồm” là tác phẩm thể hiện sâu sắc niềm suy tư về gia đình của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Bài thơ mở đầu với hình ảnh thiên nhiên rực rỡ: bãi biển trải dài vô tận, sóng biển êm đềm, thơ mộng, ánh mặt trời chan hòa khắp muôn nơi. Hình ảnh hai cha con tiếp bước song song nhau trên bãi cát làm chan chứa một hồi âm lan truyền chan hoà trong sắc trời đại dương thật kì diệu. Người cha chỉ dẫn cho con bước đi trong một thế giới tràn ngập màu hồng của một chân trời tương lai đang mở rộng. Ánh mai hồng như những sợi tơ nắng đang nhẹ nhàng chiếu sáng mở đầu cho một ngày mới. Trước biển rộng bao la, người con đã tiếp nhận một vẻ đẹp kì bí của biển, trong lòng chợt loé lên những mong muốn được bay bổng giữa biển khơi. Trước những lời trìu mến mà lạ lùng của người con về những điều chưa biết ở bên kia những con sóng bạc, người cha không hề tỏ ra một sự ngạc nhiên mà còn khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ của con. Vẫn với tư cách người dẫn đường, người cha từng bước tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên nền của một hoài bão lớn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã rất tinh tế khi so sánh hai thế hệ. Cùng là một mục đích, niềm say mê cuộc sống, nhưng người đời sau vẫn nổi bật hơn với mong muốn vượt xa hơn trong tương lai. Con mong muốn được vượt xa hơn, theo cánh buồm căng phồng tiếng sóng của lòng mình lao đi đến nơi tận cùng của biển khơi vô tận… Lời nói của con như làm bừng tỉnh tâm hồn người cha, khơi gợi trong ông những hồi ức xa xôi. Đoạn thơ cũng thể hiện mong mỏi và quyết tâm không phai nhạt truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau về quá trình thống nhất đất nước. Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thầm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng như một huyền thoại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang