viet-doan-van-chia-se-cam-nghi-ve-truyen-ngu-ngon-kien-va-ve-sau

Viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về truyện ngụ ngôn Kiến và Ve sầu

Đoạn văn 1:

Nhân vật Kiến trong truyện ngụ ngôn Kiến và Ve Sầu là biểu tượng của sự chăm chỉ, kiên trì và lo xa. Trong câu chuyện, Kiến miệt mài làm việc suốt mùa hè, tích trữ lương thực cho mùa đông. Khi mùa đông đến, Kiến sống yên bình trong tổ với đầy đủ thức ăn, trong khi Ve Sầu phải đối mặt với đói rét do mải vui chơi mà không lo chuẩn bị. Kiến được miêu tả là làm việc không ngừng nghỉ, luôn tập trung vào nhiệm vụ tích trữ lương thực. Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và sự kiên trì trong việc đạt được mục tiêu dài hạn. Kiến hiểu rõ tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho tương lai. Dù mùa hè là thời gian thoải mái, Kiến vẫn không lơ là, thay vào đó tập trung làm việc để không phải lo lắng trong mùa đông. Điều này thể hiện sự khôn ngoan và tư duy xa rộng. Kiến là sự đối lập với Ve Sầu, người chỉ mải vui chơi mà không lo nghĩ đến tương lai. Qua sự đối lập này, câu chuyện truyền tải bài học về giá trị của lao động và sự chuẩn bị. Qua hình ảnh Kiến, câu chuyện nhắc nhở con người về tầm quan trọng của lao động chăm chỉ và việc lo xa, đề phòng bất trắn trong cuộc sống. Để đạt được sự ổn định và an lành, cần có sự nỗ lực và chuẩn bị kỹ càng. Những ai chỉ biết tận hưởng hiện tại mà không nghĩ đến tương lai sẽ gặp khó khăn khi thời điểm khắc nghiệt đến. Kiến là tấm gương cho sự chăm chỉ và tư duy dài hạn, từ đó khuyến khích mọi người học hỏi để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đoạn văn 2:

Nhân vật Kiến trong truyện ngụ ngôn Kiến và Ve là một con vật siêng năng, chăm chỉ, biết lo xa. Ngược lại với Kiến là Ve sầu vốn tính lười nhác, ham chơi, không biết lo trước nghĩ sau. Trong những ngày hè nắng ráo, trong khi Kiến cần mẫn kiếm ăn, tích trữ lương thực cho mùa đồng thì Ve sầu nhởn nhơ dạo chơi, ca hát suốt cả ngày. Thậm chí, thấy Kiến cặm cụi làm việc, nó còn chê bai, châm chọc, cười nhạo và mỉa mai Kiến. Bỏ ngoài tai những lời của ve sầu, Kiến vẫn cứ làm việc. Ve sầu vô tư, vô lo trước cuộc sống tất bật là bởi vì nó chủ quan, sống hời hợt, không biết lo xa. Còn Kiến vốn tính cần cù, chăm chỉ, biết lo nghĩ khi thuận lợi, biết đề phòng khi yên ổn, biết tính toán, dự phòng cẩn thận, phòng ngừa bất trắc. Và sự đề phòng ấy quả thực không thừa. Mùa đông năm ấy tuyết rơi nhiều và kéo dài, khiến cho ve sầu rơi vào tình trạng đói khát. Nhìn thấy nhà kiến đầy ấm áp, mối lương thực đủ dùng, ve sầu hối hận khi nhận ra sự quan trọng của sự dự trữ và tiết kiệm. Từ sự lo nghĩ của Kiến và Ve sầu trong cuộc sống, câu chuyện muốn nhắn nhủ chúng ta rằng phải luôn cần cù, chăm chỉ, siêng năng, biết tiết kiệm thời gian, của cải, sức lực, phải biết lo xa, phòng bị, không nên lười biếng, mải chơi, lãng phí thời gian, sức khoẻ,… để đến khi khó khăn, bất trắc xảy đến, bản thân không rơi vào tình thế khốn khó, hiểm nguy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang