so-phan-con-nguoi

Phân tích ý nghĩa và giá trị của Số phận con người của Sô-lô-khốp

Phân tích ý nghĩa và giá trị của “Số phận con người” của Sô-lô-khốp.

  • Mở bài:

Sô-lô-khôp (1905 – 1984) là nhà văn Nga Xô Viết, nhà tiểu thuyết có tài, được liệt vào hang các nhà văn lớn nhất thế kỉ XX. Ông sinh tại thị trấn thuộc tỉnh Rô – xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông. Sô-lô-khôp tham gia công tác cách mạng từ rất sớm. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ông theo sát Hồng liên quân trên nhiều chiến trường với tư cách là phóng viên báo Sự thật. “Số phận con người” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Sô-lô-khôp. Nhan đề tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Sô-lô-khôp: sự quan tâm đặc biệt, cảm thương, chia sẻ với khó khăn, nỗi đau của người dân Nga và nói lên khát vọng thầm kín mãnh liệt, niềm tin vào sức mạnh vươn lên làm chủ số phận của họ.

  • Thân bài:

Sô-lô-khôp viết “Số phận con người” năm 1957, mười hai năm sau khi chiến tranh thế giới lần 2 kết thúc. Tác phẩm ca ngợi bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con người Xô Viết. Sô-lô-khốp là nhà văn dũng cảm khám phá sự thật. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận của Xô-cô-lốp, một thương binh đã giải ngũ.

1. Cuộc đời Xô-cô-lốp.

Trên đường đi công tác, tác giả đã gặp Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a ở một bến đò. Nhân dịp này, Xô-cô-lốp đã kể cho tác giả nghe câu chuyện về cuộc đời mình: Khi thế chiến thứ II bùng nổ, Xô-cô-lốp nhập ngũ, và bị thương hai lần, bị phát xít Đức bắt làm tù binh, bị đày đọa dã man trong trại tập trung. Khi thoát được trở về, anh hay tin vợ và hai con gái đã bị bom giặc sát hại. Niềm hy vọng cuối cùng của anh là người con trai lớn đã nhập ngũ, đang cùng anh tiến đánh Berlin. Đúng vào ngày chiến thắng, con trai tử trận ngay trên đất Đức.

Đoạn trích Chiến tranh kết thúc, anh không còn gia đình, người than, sống trơ trọi một mình, làm lái xe cho một đội vận tải và ở nhờ nhà người bạn tốt bụng. Tình cờ, anh gặp bé Va-ni-a (bố mẹ đều chết trong chiến tranh, sống bơ vơ không nơi nương tựa). Anh đã nhận bé làm con nuôi. Chú bé ngây thơ tin rằng anh là bố đẻ của mình nên vô cùng vui sướng. Hai tâm hồn cô đơn đã sưởi ấm cho nhau. Anh yêu thương và chăm sóc bé Va-ni-a thật chu đáo. Xem nó như nguồn vui lớn. Tình cảm của bé Va-ni-a làm trái tim anh sống lại. Tuy vậy anh vẫn luôn bị ám ảnh bởi nỗi đau buồn mất đi người than, nhiều đêm thức giấc.

Một chuyện rủi ro xảy đến, anh lái xe đụng phải một con bò và bị tước bằng lái. Mất việc, anh đưa bé Va-ni-a đến Kasarư kiếm sống. Dù cuộc sống còn nhiều nỗi đau, nhưng Xô-cô-lốp vẫn có niềm tin hướng về tương lai.

Họ chia tay, tác giả nhìn theo hai bố con Xô-cô-lốp xa dần với một nỗi buồn thấm thía. Chợt Va-ni-a quay lại nhìn, vẫy vẫy bàn tay bé xíu chào tác giả. Như có móng sắc nhọn bóp lấy trái tim mình, tác giả quay mặt đi giấu những dòng nước mắt.

2. Chiến tranh và thân phận con người.

Vấn đề số phận con người ở đây được đặt ra và lí giải thông qua cuộc đời của Xô-cô-lốp, một người lao động Nga bình thường. Trước chiến tranh anh là người lái xe bình thường. Trong chiến tranh anh là người lính bình thường và chiến tranh kết thúc, anh lại trở về với cuộc sống đời thường. Từ cuộc đời và số phận của Xô-cô-lốp, tác phẩm làm sáng lên vẻ đẹp tính cách Nga kiên cường, dũng cảm, nhân ái, vị tha, đồng thời làm sống dậy sự thật về thời đại bi hùng của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc.

Người lính Xô-cô-lốp được miêu tả với nỗi đau lớn về thể xác và tinh thần. Trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại, anh đi lính, bị thương, đã chịu đọa đày trong trại tập trung. Vợ và hai con gái chết vì bom phát xít. Con trai hi sinh đúng vào ngày chiến thắng. Sau chiến tranh, sống trơ trọi một mình, không người than, không nhà cửa, không biết đi đâu về đâu… Có thể thấy, Xô-cô-lốp đã gánh chịu nỗi mất mát tột cùng do cuộc chiến gây ra. Chiến tranh đã tướt đoạt ở anh tất cả và trả về cho anh cuộc sống cô đọc, ám ảnh.

Bé Va-ni-a là một nạn nhân khác của cuộc chiến tàn khố ấy. Trong chiến tranh, cha của Va-ni-a cũng đi lính và chết trận. Mẹ Va-ni-a cũng chết vì bom. Khi cuộc chiến kết thúc, cũng như người lính  Xô-cô-lốp, bé Va-ni-a sống côi cút, không quê hương, không người thân, không nhà cửa, lang thang rách rưới lem luốc. Hằng ngày, Va-ni-a nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán. Ban đêm bạ đâu ngủ đó…

Cả hai, người lính Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a đều là nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh đã đẩy con người vào những cảnh đời nghiệt ngã, đau khổ. Đó là một cuộc sống bơ vơ, một số phận bị cuộc đời bỏ quên.

3. Nghị lực vượt qua số phận:

Không chịu đầu hàng số phận, họ đã đấu tranh với nghịch cảnh để vượt qua và sống tiếp. Xô-cô-lốp dù rất đau khổ và buồn bã nhưng cũng nhanh chóng chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh. Ông tự nhận mình là bố đẻ bé Va-ni-a, chăm lo từng cái ăn cái mặt giấc ngủ cho bé. Nghĩa là ông gắn kết cuộc đời mình và Va-ni-a cho đến khi ngừng hơi thở. Ông sung sướng và hạnh phúc trong tình cảm cha con. Có thể, lúc ban đầu, Xô-cô-lốp muốn dùng Va-ni-a để lấp vào khoảng trống vắng khi cậu con trai ra đi. Nhưng về sau, tình cảm củ ông dành cho Va-ni-a là hết sức chân thật và cảm động.

Xô-cô-lốp là hình tượng con người nhỏ bé nhưng vĩ đại của nhân dân Nga trong và sau đại chiến, chịu nhiều đau thương mất mát nhưng có sức chịu đựng ghê gớm, cố gắng vươn lên không để số phận đánh gục nghị lực, ý chí kiên cường. Xô-cô-lốp có tâm hồn nhân hậu sâu sắc, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Đó cũng là phẩm chất vững vàng, vẻ đẹp cao thượng của con người Nga.

Còn Va-ni-a, một nạn nhân bé bỏng của hiến tranh lại rất hồn nhiên vô tư đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình thương yêu của người mà bé luôn nghĩ là cha đẻ của mình. Lúc nào nó cũng bám lấy Xô-cô-lốp không chịu rời nửa bước. Bên cạnh Xô-cô-lốp, nó thấy được che chở, yêu thương. Xô-cô-lốp chính là nguồn sức mạnh sinh tồn của nó mà nó hết sức gìn giữ. Va-ni-a là nạn nhân đáng thương của chiến tranh. Chính Va-ni-a đã góp phần xoa dịu nỗi đau, củng cố niềm tin vào cuộc sống cho Xô-cô-lốp.

Qua cuộc đời và số phận của hai con người lạc lõng sau chiến tranh, tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô Viết thời hậu chiến. Đó là lòng nhân hậu, vị tha. Đó là sự gắn kết giữa những mảnh đời bất hạnh. Đó là niềm hi vọng vào tương lai… luôn tồn tại ở mỗi con người dù là trong nghịch cảnh thương tâm nhất.

Sô-lô-khốp đã miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật. Lối kể chuyện giản dị, sinh động giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động lớn cho người đọc. Số phận con người là mọt bài ca cảm động về tình đời, tình người trong xã hội vốn chịu nhiều tổn thất sau cuộc chiến.

Tác phẩm được kề theo ngôi thứ nhất, kết cấu theo trình tự thời gian. Số phận con người mang âm hưởng anh hùng ca về lòng dũng cảm, về tinh thần chịu đựng và sức mạnh tinh thần của con người Nga, tính cách Nga.

  • Kết bài:

Sô-lô-khốp đã không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.

Nghị luận: Từ tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp, suy nghĩ về nghị lực và tuổi trẻ hôm nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang