viet-doan-van-200-chu-nghi-luan-ve-biet-noi-loi-xin-loi

Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về biết nói lời xin lỗi

Biết nói lời xin lỗi

Đoạn văn 1:

Tất cả chúng ta đều có thể phạm lỗi lầm. Vì vậy, đừng bận tâm tới việc mình có sai lầm hay không mà hãy nghĩ tới việc mình sẽ sửa chữa lỗi lầm ấy như thế nào? Có lẽ, nói lời xin lỗi là giải pháp đầu tiên và hiệu quả nhất. Xin lỗi nghĩa là bày tỏ chân thành sự hối tiếc về lỗi lầm mình đã gây ra, sẵn sàng nhận khuyết điểm của mình và đề nghị được tha thứ. Biết hối lỗi và dũng cảm nói lời xin lỗi khi phạm phải lỗi lầm và sẵn sàng khắc phục hậu quả do lỗi lầm ấy gây ra sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, làm nguôi cơn nóng giận, gắn kết tình cảm, tránh được những hậu quả do con nóng giận của người khác gây ra. Biết nhận ra lỗi lầm và xin lỗi người khác để mong được tha thứ là biểu hiện sự trung thực, cao thượng, nhân cách cao cả của con người. Người biết nói lời xin lỗi luôn có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, được mọi người tin tưởng và kính trọng. Ngược lại, người không biết nói lời xin lỗi là người cố chấp, thiếu lòng tôn trọng người khác, ích kỉ và bướng bỉnh sẽ bị người khác khinh chê, xa lánh, nhận lấy những hậu quả đáng tiếc do lỗi lầm của mình gây ra. Hãy nhớ rằng yêu cầu một lời xin lỗi dễ dàng hơn nhiều so với việc nói lời xin lỗi. Nếu bạn sai, tốt hơn là đưa ra lời xin lỗi trước khi được yêu cầu. Tất cả chúng ta đều mong muốn sự việc được xử lí tốt đẹp. Bởi thế, người xin lỗi đầu tiên là người dũng cảm nhất; người tha thứ đầu tiên là người kiên cường nhất, người từ bỏ đầu tiên là người hạnh phúc nhất. Gây ra lỗi lầm, việc đó thật đáng xấu hổ. Nhưng không trung thực, không chân thành nhận lỗi, sữa lỗi thì thật đáng chê trách.

Đoạn văn 2:

Cuộc sống không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Khi gây ra thiệt hại cho ai đó, hoặc làm cho ai đó buồn lòng, chúng ta phải biết nói lời xin lỗi. Biết nói lời xin lỗi là một hành đông nhỏ nhưng ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ là cách nhận lỗi mà còn là cam kết không tái phạm, giúp giải quyết xung đột, thúc đẩy sự tha thứ và cải thiện mối quan hệ. Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ. Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Chúng ta phải biết nói lời xin lỗi bởi xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn tai liệu của nhung tây hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Xin lỗi còn là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người. Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra. Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần. Hơn thế nữa, lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận tai liệu của nhung tây thù do những lỗi lầm ấy gây nên. Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. Để có thể nói lời xin lỗi một cách chân thành, chúng ta cần biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay tai liệu của nhung tây ngụy biện về hành động của mình. Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng. Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi. Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nếu bạn biết nhận lỗi khi mắc sai lầm, đừng để thời gian trôi qua quá lâu mới nói lời xin lỗi. Thành thật và chân thành trong lời xin lỗi giúp bạn giải thoát khỏi gánh nặng tâm lý và yêu cuộc sống hơn. Lời xin lỗi không chỉ là cầu nối giữa người và người, mà còn là lối đi để trải qua những khó khăn và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Đoạn văn 3:

Có ai đó đã từng nói: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: Cháu xin lỗi, em xin lỗi, bác xin lỗi, thầy xin lỗi… Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở tai liệu của nhung tây Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi tai liệu của nhung tây lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng tai liệu của nhung tây ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.

Xem thêm:

2 bình luận trong “Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về biết nói lời xin lỗi”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang