Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về biết nói lời cảm ơn

viet-doan-van-200-chu-nghi-luan-ve-biet-noi-loi-cam-on

Biết nói lời cảm ơn.

 

Đoạn văn 1:

Người ngồi trong bóng râm ngày hôm nay là nhờ đã trồng cây từ lâu về trước. Bởi thế, không có việc gì quan trong hơn việc bày tỏ lòng biết ơn khi vừa nhận được từ người khác một cái gì đó hữu ích. Cảm ơn là bày tỏ tấm lòng trân trọng và sự biết ơn của mình đối với công ơn của người khác đã làm vì mình. Biết nói lời cảm ơn là biểu hiện của con người chân thành, biết quý trọng tình nghĩa, tôn trọng người khác, hướng đến một cuộc sống gắn kết, tốt đẹp. Cuộc sống luôn cần có sự giúp đỡ của người khác để thành công. Nghĩa là chúng ta luôn nhận lấy công ơn của người khác. Bởi vậy, phải cảm ơn người khác khi bạn được ai đó giúp đỡ dù là rất nhỏ, hay đơn giản là để tăng cường mối gắn kết với mọi người. Một lời cảm ơn chân thành có thể khiến chúng ta trưởng thành và hành động đền đáp lại công ơn ấy có thể giúp chúng ta đạt đến thành tựu. Người không biết nói lời cảm ơn là người ích kỉ, vô ơn, sẽ bị người khác khinh ghét và xa lánh. Sống có lòng biết ơn sẽ tạo ra động lực thôi thúc chúng ta làm ra nhiều hơn các giá trị hữu ích cho bản thân và cho người khác, góp phần phát triển xã hội. Nói lời cảm ơn là một hành động văn hóa hơn là một sự mua chuộc. Hãy biết nói lời cảm ơn người khác một cách chân thành và có hành động báo đáp cụ thể chứ không nên là lời nói suông vô nghĩa. Biết đền đáp công ơn của người khác là một hành vi cao thượng cần có ở mỗi con người và cũng là việc làm khẳng định tính nhân văn cao cả trong đời sống con người.

Đoạn văn 2:

Nói lới cảm ơn là một cách bày tỏ sự biết ơn đối với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Ta đồng thời như cũng thấy được chính những người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia. Không phải là những việc lớn lao cao sang gì mà đôi khi đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như vẫn đang hiện diện trong cuộc sống đời thường. Đó là những việc làm như dắt bà cụ đang loay hoay sang đường, đó là việc bạn nhường xe bus cho người lớn tuổi,… Tất cả những việc làm đó thực sự là một nét đẹp. Nó như thể hiện được sự thương người trong đó. Quả thật những hành động này cũng rất đáng nhận được lời cảm ơn. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp. Tuy nhiên, ta cũng cần phê phán gay gắt những người chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi. Khi được người khác giúp đỡ thì họ lại dửng dưng, coi như không có chuyện gì xảy ra, khiến cho người giúp cũng thấy khó chịu. Đó là biểu hiện của một con người sống ích kỉ, vô văn hóa. Họ sẽ bị mọi người xa lánh, quay lưng ngay cả khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. Biết ơn và biết nói lời cảm ơn người khác là một văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Vì vậy, việc rèn luyện, tạo dựng cho bản thân văn hóa cảm ơn là một điều vô cùng cần thiết. Nó không chỉ để duy trì và phát huy truyền thống văn hóa, mà còn giúp cho chúng ta có một cuộc sống hòa đồng với xã hội.

Xem thêm:

Nghị luận: biết nói lời cảm ơn

3 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.