Nghị luận: “Muốn chuẩn bị tốt cho tương lai, cách tốt nhất là đem trí tuệ và nhiệt tình để làm tốt công việc hiện tại”. (W.osler).
- Mở bài:
Đã từng có ý kiến cho rằng “Tương lai phụ thuộc vào rất nhiều điều nhưng chủ yếu là những việc bạn đang làm ngay trong thực tại”. Đúng như vậy con người sinh ra và lớn lên ai cũng mong muốn hướng về cuộc sống sau này tướng về niềm vui và sự hạnh phúc phía trước. Nhưng ít ai hiểu rằng hoàn thành được điều đó là cả một sự nỗ lực ở hiện tại, thậm chí ngay cả những việc rất nhỏ bé. Bàn về điều này W.osler đã cho rằng: “Muốn chuẩn bị tốt cho tương lai, cách tốt nhất là đem trí tuệ và nhiệt tình để làm tốt công việc hiện tại”.
- Thân bài:
Cuộc sống là một chặng đường dài, mỗi người trên chặng đường đó ai cũng mong muốn về đích một cách thành công và đầy rực rỡ. Tương lai của mỗi người có thể hiểu như vậy. Đó là những điều của ngày mai, của ngày nay, những điều chưa xảy ra. Theo Osler muốn chuẩn bị tốt cho tương lai cần có “trí tuệ”, tức là sự thông minh, bản lĩnh, óc sáng tạo, tư duy và nhiệt tình, thực sự đam mê tâm huyết với hiện tại, khoảnh khắc nơi mình đang sống, đang cống hiến và làm việc. Như vậy nhận định của Osler đã đưa ra một phương hướng hoàn toàn đúng đắn trong cuộc sống, đó là muốn những điều may sau diễn ra tốt đẹp, suôn sẻ ta cần tốt mọi sự việc bằng sự tư duy, sáng tạo, cùng lòng tâm huyết, nhiệt tình.
Cuộc sống của con người luôn là những điều thú vị mà không ai biết trước được, đặc biệt điều đó càng đúng đắn hơn với tương lai. Vì vậy nếu có trí tuệ, có trí thông minh và óc sáng tạo, để thực hiện ngay với công việc hiện tại, thì chắc chắn tương lai sẽ không nằm ngoài dự định của chúng ta. Trí tuệ đem đến cho con người khả năng suy đoán, suy luận, giúp con người có cách nghĩ sâu rộng về nhiều chiều nhiều hướng khác nhau. Sự suy nghĩ đó khiến cho mỗi người trở nên nhanh nhẹn, thích nghi kịp với sự thay đổi của cuộc sống, không chỉ vậy, nếu có trí tuệ vững vàng, lập trường chắc chắn sẽ giúp cho con người có một bản lĩnh quyết đoán cao. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của mỗi người, hơn nữa trí tuệ là nền tảng quan trọng, là trang bị không thể thiếu vào hành trang cuộc đời. Sinh thời Bác Hồ đã luôn đặt song song mối quan hệ giữa tài và đức, cho thấy người rất coi trọng cái tài, hay cái trí trong mỗi chúng ta. Trí tuệ của một con người chưa hẳn được đo trên nhiều lĩnh vực, mà miễn sao có tài ở một lĩnh vực, một khía cạnh thì cũng đáng quý.
Theo Osler cần trí tuệ không thôi chưa đủ mà muốn chuẩn bị tốt cho tương lai, ta cần phải có lòng nhiệt tình đối với công việc. Đó chính là yếu tố quan trọng, là thước đo để đánh giá xem mỗi người có thực sự đam mê, tự hào với việc mình làm. Người có lòng nhiệt tình thường rất say mê với công việc, đem hết những gì mình có để phục vụ cho công việc, trong đó có trí tuệ. Thậm chí những người có lòng nhiệt tình cao, họ sẽ dám hi sinh cả quyền lợi của mình cho công việc, điều đó khiến mọi việc thành công ngoài mong đợi.
Ngược lại nếu không có lòng nhiệt tình, đam mê với công việc, thì dường như cuộc sống rất chán nản, vì vậy việc làm sẽ kém hiệu quả, con người bị ép buộc đó rồi cũng chỉ như con robot được lập trình sẵn. Nói như Lênin “nếu coi cuộc đời là những thú vui thì chúng ta sẽ tìm được niềm vui bất tận, còn xem cuộc đời là công việc cực nhọc ta chỉ là lao động khổ sai”. Con người cần nhìn cuộc sống bằng sự đam mê, nhiệt tình, để có thể hoàn thành công việc một cách toàn vẹn. Nếu không làm, sao làm tốt được. Hiện tại thì tương lai chỉ là điều viển vông, ước mơ cũng mãi chỉ là mơ ước, cuộc sống chỉ như một sợi dây dối mãi mãi không thể gỡ ra, bởi điều gì cũng cần yếu tố gốc rễ của nó. Và gốc rễ của tương lai chính là hiện tại.
Trong thực tế cuộc sống, ta đã gặp biết bao tấm gương đã thực sự nỗ lực với công việc của mình, để rồi đạt được những điều rực rỡ mà ai cũng phải tôn vinh và ngưỡng mộ. Tiêu biểu trong số đó là nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Beethoven, sinh ra đã bị khiếm thính, rồi câm và điếc hẳn, nhưng bằng trí tuệ bẩm sinh, cùng với đó là sự nhiệt thành trong công việc, luôn luôn cống hiến để có thể có niềm vui, ông đã trở thành nhà soạn nhạc vĩ đại của toàn thế giới. Ông chính là biểu tượng quan trọng trong buổi âm nhạc giao thời, cùng với những bản nhạc bất hủ lưu chuyển muôn đời. Hay với kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, cũng là một hình tượng điển hình, từ lúc còn nhỏ được gia đình dạy cho bơi lội, với những cách, những kỹ thuật bơi tinh tế, nhưng Ánh Viên đã ghi nhớ rất nhanh và chính xác. Cùng với đó là sự nhiệt huyết, đam mê của tuổi trẻ và môn bơi lội. Ánh Viên đã rất cố gắng luyện tập và quả thật kết quả cô đã đạt được đã không phụ gia đình xã hội và chính bản thân của mình. Đó chính là tấm huy chương vàng danh giá ở Thế vận hội Seagame, một hội thi thể thao mang tính toàn cầu.
Quan niệm của W.Osler quả thật là một quan niệm hết sức mới mẻ và đúng đắn. Trí tuệ và sự nhiệt tình chính là hai yếu tố quan trọng để góp phần tạo dựng tương lai của con người. Nếu thiếu trí tuệ, thì con người chỉ là một cỗ máy được lập trình sẵn, có thiếu sự nhiệt huyết đam mê, thì cuộc sống chỉ như là bắt buộc, là cưỡng ép, từ đó không có niềm vui và sẽ thiếu những hành động bộc lộ tài năng của mình. Hai yếu tố này cần được đặt song song và cần được phát triển nuôi dưỡng. Thiếu một trong hai yếu tố đó, thì con đường về đích, con đường đến với tương lai sẽ trắc trở, khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên cũng cần đặt hai điều, hai yếu tố đó vào trong hiện tại. Cuộc sống là không chờ đợi, vì vậy trí tuệ không thể ấp ủ lòng nhiệt tình, không thể để mai sau. Nếu ngay trong đời thường, ta biết mà vận dụng thì cuộc sống sẽ là niềm vui và tương lai sẽ là sự thú vị.
Nhưng trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người đem hết tài năng, trí tuệ, lòng nhiệt huyết của mình để hoàn thành tốt công việc, thì vẫn còn một số người không chịu rèn rũa nó cho chính bản thân mình. Tương lai là điều mỗi chúng ta quyết định, Vì vậy ngay trong thực tại chúng ta cũng đang có thể hướng tới tương lai, làm việc vì tương lai. Lối sống không mong đợi tương lai, không rèn rũa trí tuệ, không có lòng nhiệt tình trong công việc là một lối sống đáng phê phán và lên án. Lối sống đó sẽ giết chết chính chúng ta, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
Ý kiến của Osler đã đặt ra yêu cầu đối với con người trong cuộc sống. Mỗi người cần phải có trí tuệ, tài năng, lòng nhiệt thành để hoàn thành tốt công việc hiện tại, đó chính là con đường ngắn nhất dẫn chúng ta đến một tương lai tươi sáng, tốt đẹp. Mỗi người nếu học hỏi kinh nghiệm, sống vui vẻ, xem nhẹ khó khăn, thử thách, nhiệt huyết với công việc. Thì cuộc đời sẽ vui vẻ hơn, tương lai sẽ là cái đích mà ai cũng mong muốn chinh phục được. Sống cần phải biết hướng tới tương lai và chinh phục được nó.
Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần phải học hỏi để tích lũy thêm trí tuệ và kinh nghiệm. Cùng với đó là sự tôi rèn bản thân, có lòng nhiệt tình để làm tốt mọi công việc được giao. Đó là trách nhiệm cần có, và phải có để muốn một tương lai tốt đẹp.
Quan niệm “ước mong mà không kèm theo hành động, thì dù ước mong đó có cánh đi chăng nữa cũng không bao giờ bay tới đích”. Dường Như Quan niệm đó đã góp phần làm rõ thêm cho ý kiến của Orler. Hành động đó chính là đem lại tài năng, trí tuệ và lòng nhiệt tình để làm trọn công việc hiện tại. Đó là sự cố gắng của bản thân để xây dựng mai sau tốt đẹp, trở thành người có ích. Tuy không vĩ đại nhưng cũng đủ để ta tự hào với xã hội, với chính mình.
- Nghị luận: “Thước đo của cuộc đời không phải thời gian, mà là cống hiến”
- Nghị luân: “Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn” (Franh Tyger)