Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Người trong bao”
Những đặc sắc nghệ thuật của truyện được thể hiện ở nhiều phương diện:
1. Cách chọn ngôi kể:
+ Tác giả đồng thời sử dụng cả hai hình thức người kể chuyện và nhân vật kể chuyện. Nhân vật trong truyện đồng thời cũng là nhàn vật kể chuyện (Bu-rơ-kin) ở ngôi thứ nhất (xưng tôi).
+ Tác giả vẫn giữ ngôi thứ ba, kể lại câu chuyện của Bu-rơ-kin. Nhờ cách chọn ngôi kể như vậy, tác giả vừa đảm bảo được tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính chủ quan, gây được cảm giác gần gũi và chân thật của câu chuyện.
2. Tạo ra cấu trúc kể truyện lồng trong truyện:
+ Truyện kể của tác giả về hai người đi săn về muộn.
+ Truyện kể của Bu-rơ-kin về Bê-li-cốp.
3. Giọng kể:
+ Giọng mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh và sâu.
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Bê-li-cốp được khắc hoạ một cách rất điển hình – một tính cách kì quái mà chân thực từ ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động đến tính cách, lối sống.
5. Biện pháp đối lập giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống trái ngược:
+ Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca, Cô-va-len-cô.
+ Bê-li-cốp và cán bộ giáo viên trường trung học, nơi y làm việc và mọi người trong thành phố.
6. Nghệ thuật xây dựng biểu tượng:
+ Hình ảnh cái bao và lời nói “Nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao?”. Hình ảnh và lời nói này đều vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa biểu tượng.
7. Kết thúc truyện bằng cách trực tiếp
+ Tác giả phát biểu chủ đề qua một câu cảm thán (hoặc câu hỏi tu từ: Không thể sống như thế mãi được!) gây ấn tượng mạnh với người đọc.