suy-nghi-ve-tinh-ki-luat-cua-hoc-sinh-ngay-nay-12591-2

Suy nghĩ về tính kỉ luật của học sinh ngày nay

Suy nghĩ về tính kỉ luật của học sinh ngày nay.

  • Mở bài:

Để phát triển bản thân và thành công trong học tập, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là tính kỉ luật. Ít người sinh ra đã can đảm; rất nhiều trở thành như vậy qua rèn luyện và kỷ luật. Chính nhờ biết kỉ luật, con người mới trở nên mạnh mẽ và thành công trong cuộc sống này.

  • Thân bài:

Kỉ luật là gì?

Kỉ luật là những nguyên tắc, quy định của bản thân và xã hội nhằm đảm bảo cho bản thân phát triển, xã hội ổn đinh Tính kỉ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm hướng đến đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc và thành công trong cuộc sống. Nhờ có tính kỉ luật con người mới tập trung được năng lực, vượt qua khó khăn trở ngại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt đến thành công.

Tôn trọng kỉ luật là gì?

Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định của tập thể, của tổ chức mọi lúc, mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn được thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể.

Vai trò của tính kỉ luật đối với học sinh.

Có tính kỉ luật, học sinh sẽ kiên trì trong học tập. Học sinh không ngại khó ngại khổ hay chán nản trong nhiệm vụ học tập đầy gian nan. Có tính kiên trì, học sinh sẽ bám sát các nhiệm vụ học tập, luôn hoàn thành tốt các bài học, bài tập và nghĩa vụ của mình trong học tập. Nhờ đó, thành tích học tập sẽ cao hơn, năng lực phát triển hơn. Tính kỉ luật tạo ra niềm tin tưởng vào bản thân, sống có ước mơ, hoài bão và lý tưởng cao đẹp.

Biết tuân thủ kỉ luật, kiên trì với mục tiêu giúp cho cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội của học sinh có nề nếp và kỉ cương hơn.

Hiện trang tính kỉ luật của học sinh hiện nay.

Một hiện trạng dễ thấy đó là học sinh ngày nay thiếu hẳn tính kỉ luật. Nó không những còn một vài hiện tượng le tẻ mà đã lan rộng khắp trong hầu hết các học sinh. Rất nhiều học sinh không có ý chí trong học tập do buông bỏ kỉ luật đối với bản thân. Học sinh lơ là trong học tập, ham chơi hơn ham học. Nhiều học sinh nghiện ngập game, facebook và chạy theo các thú vui giả trí tầm thường, nguy hại.

Học sinh ngày nay không chăm lo tu dưỡng tính kỉ luật. Không những thế, họ còn xem thường kỉ luật của nhà trường và xã hội. Nhiều học sinh không trực nhật khi đến phiên mình. Họ tham gia hoạt động của trường, lớp một cách bắt buộc. Khi tham gia giao thông, họ đội nón bảo hiểm một cách miễn cưỡng… Trong gia đình họ thường cãi lời người lớn. Ngoài xã hội, họ tỏ ra bướng bỉnh, ngang tàng, bất chấp pháp luật.

Tác hại của việc học sinh thiếu tính kỉ luật.

Thiếu tính kỉ luật, học sinh lười biếng trong học tập. Nhân cách, đạo đức cũng suy thoái nghiêm trọng. Từ đó, số học sinh có kết quả học tập yếu kém ngày càng nhiều. Bạo lực học đường ngày càng phổ biến. Tỉ lệ tội phạm trong độ tuổi học sinh tăng đến mức báo động.

Để bản thân tiến bộ và thành công trong công việc, mỗi người phải có tính kỉ luật. Một điều chắc chắn rằng, nếu không có tính kỉ luật, không có nhiệm vụ nào được hoàn thành, không có kết quả nào được tạo ra, bản thân sẽ lười biếng, xã hội sẽ rối loạn.

Nguyên nhân khiến cho học sinh thiếu tính kỉ luật:

Có nhiều nguyên nhân khiến cho học sinh thiếu tính kỉ luật. Trước hết do bản thân học sinh. Khi ở trong điều kiện đời sống vật chất học sinh tỏ ra lười biếng hơn và ỷ lại vào gia đình. Các phương tiện thông tin giải trí thu hút sự quan tâm của học sinh. Sự tiêu nhiễm các văn hóa phẩm đọc hại đối với học sinh khiến học sinh buông bỏ các giá trị đạo đức tốt đẹp. Nhà trường, gia đình, xã hội chưa thật sự nghiêm khắc trong nhiệm vụ rèn luyện tính kỉ luật của học sinh.

Học sinh cần rèn luyện tính kỉ luật như thế nào?

Muốn tiến bộ trong học tập, trở thành người hữu ích cho xã hội mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính kỉ luật.

Trước hết là trong nhiệm vụ học tập, học sinh phải kiên trì học tập tốt. Tuân thủ nội qui, quy định trường lớp và thực hiện nghiêm túc quyền hạn và nghĩa vụ của mình đối với tập thể.

Trong gia đình, thực hành lối sống và những nguyên tắc của gia đình. Tham gia làm việc nhà, phu giúp người thân. Biết kính trọng và nghe lời người lớn tuổi. Không lơ là hay cẩu thả trong lối sống và hành vi ứng xử.

Ngoài xã hội, biết chấp các quy định và chuẩn mực xã hội và pháp luật. Không phá hoại tài sản công cộng, giữ gìn trật tự chung. Không hút thuốc nơi công cộng. Cũng không được dẫm cỏ, hái hoa trong công viên…

Bài học nhận thức và hành động:

Kỉ luật là một đức tính cần thiết có ở mọi học sinh. Có tính kỉ luật bản thân mới kiên trì, tự tin trong công việc. Không có tính kỉ luật nhất định học sinh sẽ thất bại trong học tập và trong cuộc sống.

  • Kết bài:

“Kỉ luật là chiếc cầu nối giữa công việc và thành tựu” (Jim Rohn). Thành công của mỗi con người do chính họ quyết định. Tính kỉ luật chính là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có trên con đường tìm kiếm thành công trong cuộc sống này.

Nghị luận: Rất ít người sinh ra đã trở nên can đảm, rất nhiều trở thành như vậy qua rèn luyện và kỉ luật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang