Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu
- Mở bài:
Truyện ngắn “Bến quê” là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm không những là câu chuyện cảm động mà còn ẩn chứa trong đó triết lí về cuộc đời mỗi con người. Qua nhân vật Nhĩ, một người từng trải đang ốm nặng, sắp lìa đời, tác giả gửi gắm bao suy ngẫm cảm động về con người về cuộc đời, thức tỉnh lương tri đồng loại không nên sống dửng dưng, hờ hững mà phải biết trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc bình dị của cuộc sống, của gia đình và quê hương.
- Thân bài:
Vào buổi sáng đầu thu, qua khung cửa sổ Nhĩ đã nhận thiên nhiên nơi quê hương. Những bông hoa bằng lăng cuối mùa đâm sắc hơn. Con sông Hồng màu đỏ nhạt. Vòm trời thu như cao xanh hơn. Đặc biệt là vẻ đẹp trù phú, tràn đầy sắc sống của bãi bồi “màu vàng thau pha lẫn màu xanh non” .
Mỗi cảnh vật thiên nhiên đều mang một nét đẹp riêng rất đỗi quen thuộc, bình dị. Vẻ đẹp ấy còn thấm đảm cảm xúc của con người đã từng đi khắp đó đây mà tận cuối đòi mới ngỡ ngàng nhận ra. Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp bình dị, thân thương của quê hương, xứ sở.
Những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh Nhĩ mới cảm nhận được vẻ đẹp của Liên – vợ anh. Liên đã phải chịu bao nỗi vất vả, lo toan. Anh xót xa khi lần đầu tiên nhìn thấy “Liên mặc tấm áo vá”. Đó là một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam xưa nay.
Liên tần tảo, hy sinh thầm lặng “suốt đời… thinh”. Cho dù đã trở thành người đàn bà thị thành nhưng ở Liên đã vẹn nguyên vẻ đẹp tâm hồn trong sáng “Cũng như… nguyên vẹn”. Và cũng tận cuối đòi anh mói thấm thìa tình cảm gia đình bởi anh đã nhận ra gia đình là mái ấm hạnh phúc, là nơi nương tựa vững chắc.
Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông cũng là lúc ở Nhĩ bừng lên một niềm khao khát cháy bỏng: được đặt chân lên bãi bồi đó. Khát vọng ấy thật bình dị nhưng đặt trong hoàn cảnh của Nhĩ lúc bấy giờ nó lại trở thành vô vọng. Điều đó thể hiện sự thức tỉnh, xót xa của Nhĩ.
Từ việc nhờ đưa con trai không thành, cùng với quãng đời tuổi trẻ của mình, Nhĩ đã nghiệm ra một quy luật có tính chất phổ biến của đời người “Con người ta… vòng vèo. Bởi thế hành động Nhĩ cố thu người “giơ tay khoát khoát” như muốn thức tỉnh mọi người: hãy mau chóng dứt ra khỏi những cái chùng chinh, vòng vèo trên đường đời để hướng tói những giá trị đích thực, bền vững của cuộc sống.
Nhĩ là kiểu nhân vật tư tưởng. Nhà văn đã gửi gắm vào nhân vật những điều quan sát, suy ngẫm, triết lý về cuộc đời con người. Qua nhân vật Nhĩ tác giả muốn nói với chúng ta: mỗi ngưòi hãy sám nhận ra và biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp của quê hương xứ sở và tình cảm gia đình. Chỉ có thoát ra khỏi những điều chùng chình mỗi người mới có thể hướng tói những vẻ đẹp đích thực của cuộc sống.
Truyện được xây dựng trên cơ sở một chuỗi nghịch lý. Nhân vật Nhĩ đã từng đi khắp thế gian mà nay không thể tự mình đến được bãi bồi bên kia sông dù nó ở rất gần anh. Anh biết được nhiều nơi trên thế giới thế mà cái bãi bồi quen thuộc, gần gũi kia đối với anh nó còn ẩn chứa nhiều bí mật, chưa từng được khám phá. Những chiêm nghiệm, triết lý của tác giả được chuyển hoá vào trong cuộc sống nội tâm của nhân vật, vói diễn biến tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh, được miêu tả tinh tế, hợp lý.
Qua những tình huống đầy nghịch lý xảy ra đối với nhân vật Nhĩ, ta hiểu cuộc sống và số phận con người có những điều ngẫu nhiên vượt ra khỏi những dự tính và ước muốn tính toán của con người. Có những điều giản dị song không dễ nhận ra.
- Kết bài:
Cuộc sống thật đẹp, cái đẹp bình dị gần gũi và tình yêu của con người với quê hương, cuộc sống thật bền chặt. Từ đó câu chuyện thức tỉnh ta đừng ra vào những điều vòng vèo, chùng chình để hướng đến những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững của cuộc sống.