Đề bài: Đọc – hiểu Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Đọc – hiểu “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cầm cờ Đại tướng,
Có khi về, Phủ doãn Thừa Thiên

(Trích Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ)

a/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

b/ Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu như thế nào? Câu thơ đã thể hiện tư thế ngất ngưởng của nhà thơ ra sao?

c/ Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong đoạn thơ.


* Gợi ý trả lời:

a/ Nội dung chính của đoạn thơ: Nguyễn Công Trứ bày tỏ lối sống ngất ngưởng khi đương chức, đương quyền.

b/ Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu: Trong trời đất, không có việc gì không phải là phận sự của ta. Câu thơ đã thể hiện quan niệm của nhà nho đầy tự tin, tự hào vào tài trí và lí tưởng của mình, một phương diện quan trọng trong phong thái ngất ngưởng của nhà thơ.

c/ Phép liệt kê: Nguyễn Công Trứ liệt kê các vị trí, chức quan ông đã trải qua. Đó là những vị trí cao nhất trong phạm vi của nó: Thủ khoa (đứng đầu khoa thi Hương, tức Giải nguyên), Tham tán (đứng đầu đội quan văn tham chiến: Tham tán quân vụ, Tham tán đại thần), Tổng đốc (Đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh), Đại tướng (cầm đầu đội quân bình Trấn Tây), Phủ doãn (Đứng đầu ở kinh đô).

Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê: khẳng định niềm tự hào về một tài năng lỗi lạc, xuất chúng mà bất cứ kẻ sĩ nào thời trung đại cũng mơ ước và nể trọng. Qua đó, tác giả cũng tự cho rằng mình hơn người ở tài năng, một trong những biểu hiện đầu tiên về ngất ngưởng trong bài thơ.

Phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang