DÀN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI
- Mở bài:
– Giới thiệu xuất xứ của nhân vật cần phân tích ( nhân vật trong tác phẩm nào? Của ai? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?).
– Nêu khái quát đặc điểm của nhân vật cần nghị luận
- Thân bài:
– Nêu giới thiệu khái quát về nhân vật
– Triển khai phân tích (hay cảm nhận) các đặc điểm của nhân vật theo yêu cầu của đề (Lai lịch, ngoại hình, tính cách, số phận….)
+ Tùy vào từng đặc điểm của nhân vật có trong tác phẩm để phân tích , cảm nhận
+ Mỗi một đặc điểm của nhân vật được phân tích (hay cảm nhận), được viết thành một hay nhiều đoạn văn. Các đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau ( diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp….) và được liên kết với nhau bằng các câu từ chuyển ý.
+ Khi phân tích, cần chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh làm rõ từng đặc điểm của nhân vật ( theo nguyên tắc : “nói có sách, mách có chứng”)
– Đánh giá chung về:
+ Nghệ thuật xây dựng và miêu tả nhân vật của nhà văn
+ Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và quan điểm nghệ thuật của nhà văn
- Kết bài:
– Tính điển hình của nhân vật đã phân tích.
– Nhận xét, đánh giá chung những thành công và hạn chế (nếu có) về xây dựng nhân vật
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm cần phân tích
– Nêu khái quát nội dung vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
– Bước 1: Nêu khái quát nội dung vấn đề cần nghị luận
– Bước 2: Lần lượt phân tích, chứng minh, bình luận những biểu hiện cụ thể về giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà đề yêu cầu nghị luận.
(Mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn bằng cách diễn dịch hoặc quy nạpvà được liên kết bằng các câu từ chuyển ý)
III. Kết bài:
– Tóm lược và khẳng định nội dung đã phân tích.
– Đánh giá chung những thành công và hạn chế về nội dung và nghệ thuật tác phẩm